Mối nguy hiểm từ cốc uống nước kém chất lượng
Các loại cốc giấy đang được người tiêu dùng lựa chọn vì tính tiện lợi song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ với người dùng nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Ảnh: DN |
Chọn... vì đẹp
Giữa một rừng các loại cốc uống nước đang được bán trên thị trường hiện nay như cốc nhựa, cốc thủy tinh, cốc sứ, cốc giấy... đang khiến người tiêu dùng hoa mắt chọn lựa. Bên cạnh đó, do phần lớn người tiêu dùng đều có tâm lý các loại sản phẩm này khá “lành”, không gây độc hại cho người sử dụng nên khi chọn sản phẩm thường chỉ dựa trên hình ảnh đẹp, bắt mắt.
Chị Lý Thị Hà, một người nội trợ ở phố Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, các loại cốc uống nước mà gia đình chị hay sử dụng đều mua từ các thương hiệu có uy tín. Tuy nhiên, có nhiều thời điểm gia đình chị cũng sử dụng các loại cốc không rõ thương hiệu do được tặng hoặc đi du lịch thấy những chiếc cốc in hình ảnh đẹp của các khu danh thắng nổi tiếng nên mua về sử dụng. “Ngoài ra, gia đình tôi cũng thường mua dự trữ nhiều sản phẩm cốc nhựa và cốc giấy dùng khi có khách sử dụng cho thuận tiện”, chị Hà nói.
Dạo một vòng một số siêu thị, cửa hàng tiện ích, quầy hàng lưu niệm trên một số tuyến phố của Hà Nội, phóng viên thấy ngập tràn loại cốc nhựa dùng nhiều lần in hình ảnh bắt mắt, nhiều màu sắc, đủ các hình dáng từ có nắp đậy, ống hút, giá từ 50.000 đến 80.000 đồng/sản phẩm. Các loại cốc nhựa dùng một lần cũng đang được bày bán tràn lan với nhiều mẫu mã khác nhau. Những sản phẩm này có giá khá rẻ, từ 10.000- 20.000 đồng/túi 50 chiếc. Các loại cốc sứ trắng trơn hay họa tiết không thương hiệu, không có cơ sở sản xuất, giá dao động từ 30.000-50.000 đồng.
Điều đặc biệt của một số sản phẩm cốc nhựa, cốc giấy dùng một lần là sản phẩm không có thông tin gì về địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm, hạn sử dụng, hướng dẫn cách sử dụng an toàn... Và người tiêu dùng thường chọn mua với tâm lý “cốc dùng một lần rồi vứt, không cần loại tốt”, không cần quan tâm đến sản phẩm có được chứng nhận về chất lượng hay không, cơ sở sản xuất ở đâu. Chưa kể đến một hệ thống các cửa hàng trà sữa, cà phê, nước uống các loại hay kể cả hàng ăn đang sử dụng những chiếc cốc nhựa, cốc giấy với số lượng lớn, hàng ngày đến miệng người sử dụng mà chất lượng các sản phẩm này chỉ... có trời mới biết.
Đầu tháng 3/2019, người khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử là Amazon đã phát hiện loại sơn được sử dụng để vẽ các nhân vật hoạt hình Disney trên cốc uống nước có chứa cadmium, một loại kim loại độc hại có thể gây tổn thương thận, xương của con người. Ngoài ra, chất này còn có thể dẫn đến ung thư. Do vậy tập đoàn này đã tiến hành thu hồi các sản phẩm nêu trên. Theo đại diện Amazon, chì và cadmium đều là sản phẩm được phép sử dụng để trang trí trên cốc uống nước, theo đúng quy định của Liên minh châu Âu. Cả hai chất này đều không bị cấm sử dụng trong sơn trên đồ thủy tinh. Tuy nhiên, chúng chỉ được dùng ở vị trí phù hợp, không gây hại đến sức khỏe người dùng. |
Nhiều nguy cơ
Những năm trở lại đây nhờ sự ưa chuộng của người tiêu dùng đã tạo cơ hội cho cốc giấy xâm nhập vào thị trường Việt Nam và trở thành sự lựa chọn tối ưu của nhiều quán cà phê, văn phòng, nhà hàng,… nhờ những thiết kế ấn tượng, đẹp mắt và sang trọng. Bên cạnh đó, cốc giấy còn rất dễ dàng trong việc in ấn logo thương hiệu hay những hình ảnh ngộ nghĩnh để tạo sự khác biệt và thu hút người dùng. Tuy nhiên, cũng chính vì được sự ưa chuộng của nhiều người như thế đã giúp cho các sản phẩm cốc giấy không rõ nguồn gốc có cơ hội đến tay người tiêu dùng.
Theo ông Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, việc lạm dụng cốc giấy, cốc in hình ảnh, màu sắc bắt mắt tiềm ẩn nguy cơ. Theo đó, với cốc giấy, một số nhà sản xuất cốc giấy vì muốn làm cho cốc trắng hơn, nên đã thêm vào lượng chất làm trắng huỳnh quang. Các chất huỳnh quang này có thể làm biến đổi tế bào, một khi vào cơ thể sẽ trở thành nhân tố gây ra ung thư.
Bên cạnh đó, để những chiếc cốc trở nên đẹp đẽ, bắt mắt, một số nhà sản xuất sẽ in lên cốc các hoa văn, họa tiết sao cho thật bắt mắt, các loại mực in này có chứa dung môi độc hại như chì, benzen hoặc toluen. Những chất này ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng các các tế bào bạch cầu ở người, từ đó dẫn đến bệnh máu trắng.
Một số chuyên gia từng lên tiếng cảnh báo chất polystyrene có trong cốc nhựa dùng một lần khi dùng có thể giải phóng ra chất Styrene vô cùng độc hại. Styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh (mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ), ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây độ quỵ). Đặc biệt, chất Styrene rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Và dù nhiễm độc với nồng độ nhỏ cũng có thể để lại hậu quả xấu đối với sức khỏe.
Ngoài ra, các sản phẩm nhựa thường chứa một chất BPA được chứng minh có khả năng gây ung thư, tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng, có thông tin nhà sản xuất cụ thể, tránh dùng những sản phẩm không rõ các thông số nêu trên vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi sử dụng.
Với sản phẩm cốc giấy, người tiêu dùng cần để ý đến các chỉ số tiêu chuẩn. Cốc giấy nội địa đạt chuẩn phải được Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cấp phép, có ghi rõ mục đích sử dụng (loại cốc lạnh, cốc nóng, dùng một lần...) và chất liệu sản xuất (loại giấy, thành phần lớp tráng men...).
Tin liên quan
Đưa nhiều mặt hàng ra khỏi rổ hàng hoá áp thuế GTGT 5%
14:47 | 23/01/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nước của Công ty Sông Đà đã "an toàn"?
19:42 | 17/10/2019 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Các nhà máy cấp nước trở lại nhưng khuyến cáo không dùng cho ăn uống
15:50 | 17/10/2019 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK