Mối lo quyền riêng tư từ công nghệ thần kinh
Quản lý về sở hữu trí tuệ có sự cải thiện rõ rệt AI - Đồng minh quan trọng để tạo ra báo chí chất lượng cao Hải quan Trung Quốc thu giữ các mô-đun quang điện vi phạm sở hữu trí tuệ |
Sự phát triển của công nghệ thần kinh đặt ra nhiều lo ngại về quyền riêng tư |
Các công ty cũng ngày càng tăng cường các biện pháp nhằm giám sát nhân viên hiệu quả hơn thông qua các phần mềm theo dõi lịch sử duyệt web, email và webcam của nhân viên, để đảm bảo năng suất liên tục trong công việc. Mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch đã qua, song hoạt động giám sát kỹ thuật số này vẫn tiếp diễn, thậm chí sẽ còn được tăng cường hơn nữa khi công nghệ thần kinh (neurotechnology) theo dõi não ngày càng trở nên phổ biến.
Cho đến nay, công nghệ thần kinh đã được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực khai thác mỏ, tài chính và các ngành công nghiệp khác. Công nghệ này có khả năng đo sóng não và đưa ra những suy luận về trạng thái tinh thần của một người, chẳng hạn như họ có bị mệt mỏi hay mất tập trung không. Đến cuối thập kỷ này, thị trường thiết bị công nghệ thần kinh dự kiến sẽ đạt giá trị hơn 24 tỷ USD.
Công nghệ thần kinh từ lâu đã được sử dụng trong lĩnh vực y học. Đầu năm nay, công ty Neuralink của tỷ phú công nghệ Elon Musk đã cấy ghép cho bệnh nhân là con người đầu tiên một trong những con chip não máy tính của công ty, được gọi là "Telepathy". Những con chip này được thiết kế để cho phép mọi người chuyển đổi suy nghĩ thành hành động.
Có nhiều loại công nghệ thần kinh ít xâm lấn, dễ tiếp cận hơn, sử dụng các cảm biến gắn vào đầu người để theo dõi hoạt động não bộ. Thiết bị trùm đầu EMOTIV’s – do công ty công nghệ và tin sinh học EMOTIV có trụ sở ở Mỹ phát triển - có thể được sử dụng cho mọi mục đích, từ chơi game tương tác đến nghiên cứu khoa học. Việc kết hợp công nghệ thần kinh với trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu sẽ giúp các nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi của nhân viên trong và xung quanh nơi làm việc.
Công nghệ thần kinh có thể có nhiều tác động tích cực, chẳng hạn như hỗ trợ người khuyết tật. Tuy nhiên, công nghệ này cũng gây ra những lo ngại lớn về quyền riêng tư chẳng hạn như nguy cơ dữ liệu sóng não có thể được chia sẻ với bên thứ ba nhằm cá nhân hóa quảng cáo tùy thuộc vào tâm trạng hoặc mức năng lượng của một người. Công nghệ cũng có thể thúc đẩy phân biệt đối xử, chẳng hạn như quyết định của các nhà tuyển dụng, có nên sa thải ai đó dựa trên dữ liệu sóng não của họ hay không, khi dữ liệu có thể phản ánh các dấu hiệu suy giảm nhận thức.
Lo ngại về quyền riêng tư liên quan đến công nghệ thần kinh, tháng 6/2024, bang Colorado của Mỹ đã thông qua Luật Bảo vệ việc thu thập dữ liệu não. Năm 2021, Quốc hội Chile đã thông qua một luật mới nhằm bảo vệ “quyền não bộ” của công dân.
Chính phủ Australia cũng chuẩn bị đưa ra những cải cách toàn diện về Luật Quyền riêng tư trong tháng này. Chuyên gia cho rằng trong bối cảnh đó, giới chức nước này nên chú ý đến những kinh nghiệm quốc tế kể trên và giải quyết những rủi ro nghiêm trọng về quyền riêng tư khi công nghệ thần kinh được sử dụng tại nơi làm việc. Đặc biệt, các quy định này phải bao gồm việc thu thập, xử lý và sử dụng dữ liệu não bộ ở khu vực làm việc.
Tin liên quan
Khó khăn ngăn chặn hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ qua thương mại điện tử
15:59 | 06/12/2024 An ninh XNK
Khai mạc Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hợp tác trong chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ”
10:26 | 06/12/2024 Hải quan
Ngày 6/12/2024: Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hợp tác trong chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ”
15:06 | 03/12/2024 Hải quan
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics