Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp hao mòn vì chi phí tăng cao
Thứ hạng lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022 có nhiều thay đổi | |
Loạt doanh nghiệp thép “cài số lùi” lợi nhuận |
Dây chuyền xử lý trứng gà tại Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: TL |
Nông nghiệp gồng gánh chi phí
“Ông lớn” ngành chăn nuôi là Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với lợi nhuận sau thuế “bốc hơi” tới 98% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ đạt vỏn vẹn 8,6 tỷ đồng. Cụ thể, trong khi doanh thu trong kỳ tăng 13%, đạt 2.806 tỷ đồng thì giá vốn của Dabaco đội thêm tới 38%, lên mức 2.551 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp còn lại chỉ 254 tỷ đồng, giảm 60% so với quý 1/2021.
Theo ban lãnh đạo Dabaco, trong quý 1/2022, ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn kép cả trên người và vật nuôi từ dịch Covid-19 và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phí. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của xung đột Nga – Ukraine cũng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào và các hoạt động giao thương, vận tải quốc tế. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng và những khó khăn, cản trở từ dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và tiêu dùng, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi lại không tăng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Phi, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG), trong quý 1/2022, giá mua phân bón, vật tư nông nghiệp ghi nhận mức tăng 130%, bao bì đóng gói trái cây tăng 15% so với quý 1/2021. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container lạnh để xuất khẩu trái cây khiến chi phí container lạnh tăng cao. Thời gian vận chuyển và thông quan kéo dài từ 12 ngày lên 35 ngày làm dồn ứ hàng, tăng chi phí kho bãi và giảm chất lượng trái cây. Cụ thể, chi phí vận chuyển đường bộ đã tăng 26%, từ 19 triệu đồng/container lên 24 triệu đồng/container; chi phí vận chuyển đường biển thậm chí còn tăng tới 237%, từ 785 USD/container lên 2.650 USD/container so với quý 1/2021. Những yếu tố kể trên đã dẫn tới khoản lỗ 112,6 tỷ đồng trong quý 1/2022 của HNG, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 6,6 tỷ đồng.
Mảng nông nghiệp của Tập đoàn Hòa Phát cũng ghi nhận quý thứ hai liên tiếp có lợi nhuận âm khi doanh thu giảm gần 28% so với cùng kỳ năm trước và lỗ sau thuế 55,8 tỷ đồng. Mảng nông nghiệp của Hòa Phát gồm có chăn nuôi bò, lợn, gà và thức ăn gia súc, gia cầm. DN này cho biết đã duy trì mức sản lượng phù hợp, tiết kiệm chi phí nhằm tối ưu giá thành khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Xi măng, thép đi lùi
Triển vọng thị trường sau dịch được đánh giá là sẽ mang lại sự bứt phá mạnh mẽ cho các DN ngành vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép sau thời gian dài bị dồn nén do Covid-19. Song dù sản lượng tiêu thụ gia tăng giúp doanh thu cải thiện nhưng giá vốn không ngừng phi mã đã bào mòn lợi nhuận của các DN. Tiêu biểu như Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1), mặc dù doanh thu quý 1/2022 tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 2.072 tỷ đồng, song giá vốn lại tăng mạnh tới 19% khiến cho lợi nhuận gộp giảm gần 32%, chỉ đạt 163 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, lãi ròng của HT1 chỉ còn lại gần 25 tỷ đồng, giảm mạnh 74% so với quý 1/2021.
Tương tự, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Xi măng Vicem Hải Vân cũng giảm 8%, lùi về mức 400 tỷ đồng trong quý 1/2022; Công ty CP Vicem Thạch cao Xi măng thậm chí còn lỗ hơn 2,3 tỷ đồng, gấp đôi mức lỗ hồi cùng kỳ năm 2021.
Lợi nhuận kém khả quan của các DN xi măng đến từ áp lực chi phí khi các nguyên, nhiên liệu đều tăng giá mạnh. Trong văn bản giải trình về kết quả kinh doanh quý 1/2022, ông Lưu Đình Cường, Tổng giám đốc HT1 cho biết, do tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát và nền kinh tế thế giới phục hồi đã đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu tăng cao. Đồng thời xung đột Nga và Ukraine cùng với các biện pháp cấm vận của phương Tây tác động lớn đến kinh tế thế giới làm cho giá than, dầu và các nguyên nhiên vật liệu tăng vọt. Giá các nguyên nhiên liệu chính cho sản xuất xi măng như than, dầu, thạch cao… đều tăng mạnh trong quý 1/2022, khiến cho lợi nhuận gộp giảm hơn 76 tỷ đồng so với quý 1/2021.
Trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo Công ty CP Xi măng Vicem Hoàng Mai cho biết giá than thế giới tăng vào cuối tháng 2/2022, từ 230 USD/tấn lên 425 USD/tấn vào đầu tháng 3/2022. Giá dầu thô cũng đạt đỉnh, chạm ngưỡng 125 USD/thùng, mức cao nhất trong 14 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, than chiếm khoảng 35-40% giá thành sản xuất xi măng. Trong đó, 66% lượng than phải nhập khẩu do giá thành sản xuất xi măng tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào giá than trên thị trường quốc tế. Thời tiết mưa ẩm tại vùng Đông Bắc Australia, nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng cao sau đại dịch và cuộc xung đột Nga-Ukraine là các nguyên nhân chính khiến giá than nhiệt toàn cầu tăng mạnh kể từ quý 3/2021. Theo Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia (DISR), trung bình giá than nhiệt quý 1/2022 tại Newcastle đạt 247 USD/tấn, tăng 180% so với cùng kỳ năm trước và 26% so với quý trước đó.
Trước áp lực chi phí sản xuất tăng cao, các doanh nghiệp xi măng cũng đã đồng loạt tăng giá bán từ 100.000-150.000 đồng/tấn (tăng 7-10% so với đầu năm) trong cuối tháng 3/2022.
Tương tự như các DN xi măng, nhiều DN ngành thép cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm do các chi phí đầu vào tăng mạnh. Điển hình như tại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), dù doanh thu tăng 17% trong quý 2 niên độ tài chính 2021-2022, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 23%, chỉ đạt 234 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn trong kỳ tăng mạnh tới 25% khiến cho lợi nhuận gộp giảm tương ứng 24%. Các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN cũng tăng mạnh khiến lãi ròng của công ty bị thu hẹp đáng kể.
Nhiều DN thép khác cũng cùng chung cảnh ngộ như Tổng công ty Thép Việt Nam lãi ròng giảm 51%, chỉ đạt 195 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn thép Tiến Lên giảm 28%, đạt 86 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư thương mại SMC giảm 63%, đạt 80 tỷ đồng… Điểm chung của các DN đều là giá vốn tăng mạnh hơn so với tăng trưởng của doanh thu khiến cho biên lợi nhuận bị thu hẹp.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
16:11 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược
15:11 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics