Lo ngại đường Thái lẩn tránh thuế tràn vào Việt Nam
Đường nhập lậu qua biên giới gây sức ép lớn lên các DN đường trong nước. Ảnh: Đăng Nguyên |
Kỳ vọng tích cực
Đánh giá về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng đây chính là chiếc “phao cứu sinh” xuất hiện kịp thời trong hoàn cảnh “thập tử nhất sinh”. Theo đó, ngay sau kỳ nghỉ Tết, các nhà máy đã ngay lập tức điều chỉnh tăng giá bán đường đồng thời tăng giá mua mía cho nông dân, nhằm chia sẻ cũng như khuyến khích người nông dân quay lại với cây mía.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong vụ 2020/2021, sản lượng mía ép chỉ đạt 72,3% và sản lượng đường chỉ đạt 71,3% so với vụ 2019/2020. Ước tính sản lượng đường của vụ 2020/2021 chỉ còn khoảng trên dưới 550.000 tấn và gần như chắc chắn sản lượng mía đường vụ mía 2020/2021 sẽ vượt qua mức kỷ lục của vụ 2019/2020. Số lượng này đã bộc lộ thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam phải gánh chịu trước sự tàn phá của nguồn đường phá giá có nguồn gốc nhập khẩu trong nhiều năm liên tiếp, cộng với tác động của biến đổi khí hậu những năm gần đây tại các vùng sản xuất mía. |
Các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI nhận định, cùng với kỳ vọng đường nhập lậu được kiểm soát, nguồn cung đường trong nước thiếu hụt sẽ hỗ trợ giá đường nội địa tiếp tục tăng mạnh, hỗ trợ các nhà sản xuất đường gia tăng biên lợi nhuận gộp và cải thiện lợi nhuận. Do sản lượng mía niên vụ 2020-2021 được dự báo ở mức thấp, chỉ luyện được khoảng 600 nghìn tấn, đây sẽ là cơ hội để các nhà máy đường gia tăng công suất luyện đường thô ngoài vụ. Các nhà máy có vị trí địa lý gần nguồn nhiên liệu sinh khối ngoài bã mía (phế phẩm nông nghiệp như vụn gỗ, vỏ trấu) sẽ có lợi hơn về chi phí sản xuất ngoài vụ. Hiện tại, nhà máy đường An Khê của Công ty CP Đường Quảng Ngãi và một số nhà máy đường của Công ty CP Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT) có vị trí địa lý thuận lợi như vậy và có khả năng luyện đường tối đa lên tới 300 ngày/năm.
SBT hiện là DN mía đường lớn nhất Việt Nam, đứng đầu về cả diện tích vùng nguyên liệu, công suất luyện đường và mạng lưới phân phối. Do đó, SBT được đánh giá là sẽ được hưởng lợi nhanh hơn các DN trong ngành khi có thuế tự vệ đối với đường Thái Lan, do khả năng tăng công suất luyện đường lên tới 300 ngày/năm sử dụng nguồn nhiên liệu sinh khối sẽ hỗ trợ SBT gia tăng sản lượng đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung đường trong nước. Thêm vào đó, DN cũng đang có sẵn mạng lưới phân phối đủ tất cả các kênh và hệ thống kho chứa lớn nhất cả nước với 43 kho, tập trung chủ yếu tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Giá đường RS đã tăng từ mức 13.500 đồng/kg vào thời điểm cuối năm 2020 lên mức 15.000-16.000 đồng/kg vào thời điểm cuối tháng 2/2021 trong khi đường RE cũng tăng từ 14.000 đồng/kg lên 16.500 đồng/kg vào thời điểm hiện tại. Các chuyên gia cho rằng giá đường nội địa vẫn còn dư địa để tăng trưởng từ mức giá hiện tại do giá đường nội địa của Việt Nam đang thấp hơn so với các nước trong khu vực từ 30-40% và chi phí nhập khẩu chính ngạch sẽ tăng khoảng 4.000-4.500 đồng/kg đối với đường RS/RE khi mức thuế 48,88% được áp dụng. Theo đó, giá đường có thể lên tới 17.000 đồng/kg, tiệm cận với mức giá đường nội địa của các quốc gia trong khu vực trong thời gian tới, đặc biệt là thời điểm giữa năm khi các nhà máy kết thúc vụ ép mía.
Dấu hiệu lẩn tránh thuế
Quyết định về việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường Thái Lan nhập khẩu của Bộ Công Thương được đánh giá là sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lộc đánh giá, những kỳ vọng này chưa thể ngay lập tức biến thành hiện thực, mà cần có thêm thời gian.
Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường, trước khi có quyết định điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp (tháng 1/2020 đến 9/2020), lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đạt bình quân 116 nghìn tấn/tháng. Tuy nhiên, sau khi có quyết định điều tra (tháng 10/2020 đến 1/2021), lượng đường nhập khẩu bình quân mỗi tháng tăng lên trên 165 nghìn tấn, tương ứng mức tăng tới 42%.
Thêm vào đó, Hiệp hội Mía đường còn ghi nhận tình trạng gia tăng nhập khẩu đường vào thị trường Việt Nam từ một số quốc gia ASEAN (Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia) so với thời gian trước khi có quyết định điều tra. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy mức giá nhập khẩu từ 5 quốc gia này đều chỉ tương đương hoặc thấp hơn giá đường Thái Lan cùng kỳ. Như vậy tác hại của các loại đường này đối với ngành sản xuất trong nước cũng hoàn toàn gây thiệt hại nghiêm trọng tương tự như đường nhập khẩu từ Thái Lan.
Dù chưa có số liệu chính thức của tháng 2, song theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thông tin từ các nhà buôn đường quốc tế cho thấy các yêu cầu đặt hàng từ Việt Nam đối với các loại đường có xuất xứ từ 5 quốc gia nêu trên vẫn rất cao bất chấp giá tăng trên thị trường quốc tế. Trong khi cả 5 quốc gia này đều là những quốc gia sản xuất không đủ đường cho thị trường nội địa và phải nhập khẩu khối lượng lớn đường có xuất xứ từ Thái Lan.
Điều này cho thấy, trong tháng 2/2021 đã tiếp tục xuất hiện dấu hiệu của lẩn tránh phòng vệ thương mại ngay từ giai đoạn điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường, nhằm đối phó với khả năng có thể bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực trở về trước trong Quyết định 2466/QĐ-BCT về Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.
Thêm vào đó, theo ông Lộc, từ tháng 2/2021, tình hình gian lận thương mại đường nhập lậu gia tăng tần suất hoạt động khi giá đường bắt đầu phục hồi dưới tác dụng của hàng rào thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, bất chấp việc gia tăng kiểm soát biên giới để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.
“Lượng đường nhập khẩu cùng với đường lậu gia tăng đã kiểm soát thị trường tự do. Điều này khiến cho các DN bị mắc kẹt khi đã tăng giá mua mía cho nông dân từ sau Tết” – ông Lộc cho biết.
Sau nhiều năm bị “tàn phá” bởi đường ngoại, ngành đường trong nước đang trở nên kiệt quệ, dẫn tới sản lượng đạt mức thấp. Cần 1-2 năm nữa ngành đường trong nước mới có thể phục hồi và đưa giá đường trong nước tiệm cận với giá khu vực. Do đó, để việc áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp thực sự mang lại hiệu quả cho ngành mía đường Việt Nam, cần có thêm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tình trạng lẩn tránh phòng vệ thương mại cũng như hoạt động nhập lậu đường.
Tin liên quan
Lưu ý gì về cuộc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá lốp xe ô tô của Nam Phi
10:42 | 23/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ từ Việt Nam
11:18 | 01/03/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế với một số sản phẩm ống thép từ Việt Nam
16:06 | 16/11/2023 Kinh tế
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics