Lo lắng chất lượng nhân lực y tế
Dễ dãi trong đào tạo
Theo đại diện Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế, trước năm 2000 cả nước chỉ có 8 trường đào tạo y khoa, nhưng đến năm 2016 đã lên tới 24 trường. Nhiều cơ sở thành lập mới chỉ trong thời gian ngắn với tiêu chí thành lập đơn giản, chuyên môn giảng viên chưa được đánh giá đúng mực… Số sinh viên tăng nhiều ở mỗi trường nhưng cơ chế kiểm soát chất lượng chưa rõ ràng; việc đánh giá sinh viên cũng chưa có chuẩn chung, nặng về đánh giá kiến thức, chưa tiếp cận đánh giá theo năng lực.
Khi được hỏi nhiều chuyên gia y tế đều chung nhận định cho rằng, sở dĩ có việc nở rộ việc đào tạo nhân lực y khoa là do cơ chế mở ngành, mở trường đào tạo còn dễ dãi, bên cạnh đó thời gian đào tạo chuyên khoa của bác sỹ ở Việt Nam còn khiêm tốn. Theo đó, một trong những nguyên tắc ở nước ngoài đối với đào tạo y khoa là cơ sở đào tạo phải có bệnh viện của riêng mình, cho dù chỉ đào tạo trình độ trung cấp hay cao đẳng. Ở nước ta chỉ cần trường ký hợp đồng với một bệnh viện là đủ điều kiện về cơ sở thực hành để mở ngành. Điều này sẽ khó đảm bảo chất lượng thực hành bởi số lượng, chất lượng đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở thực hành và năng lực tiếp nhận sinh viên của bệnh viện không được kiểm soát.
Bác sỹ Trần Văn Phúc, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, học xong 6 năm y khoa tại các trường đào tạo trong nước mới chỉ xóa mù về y khoa, chưa thể nói tới chuyện chữa bệnh cứu người. Ở các nước, sinh viên học 4 năm đại học cơ bản, 5 năm đại học y; tốt nghiệp cầm bằng chưa được khám chữa bệnh mà phải học nội trú, hệ nội khoa 3 năm, hệ ngoại khoa 4 năm, chẩn đoán hình ảnh học 5 năm. Bên cạnh đó, 100% bác sỹ phải học nội trú, nghĩa là những bệnh viện đào tạo chỉ 50% biên chế, còn lại 50% là nhận đào tạo nội trú. Trong 5 năm học ấy, sinh viên nội trú được hưởng 50% lương và các khoản thu nhập khác. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay đào tạo 6 năm ra trường, nhiều sinh viên ra trường tự đi xin việc, sau đó “học lỏm” từ bác sỹ đi trước, nên trình độ còn rất nhiều hạn chế.
Đồng quan điểm, ông Trần Bình Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức thông tin, trong khi các nước khác như Pháp, Mỹ phải mất 13 năm để đào tạo ra một bác sỹ, nhưng ở Việt Nam chỉ mất 6 năm. Tuy nhiên, thời gian sau đó họ phải lăn lộn thực tập tại các bệnh viện lớn. Còn Việt Nam đang đào tạo bác sĩ 6 năm, sinh viên ra trường tự tìm kiếm công việc tại một bệnh viện và tự xoay xở. Đương nhiên, với kiến thức thuần lý thuyết, chắc chắn bác sỹ đó không làm được mà phải học tập các bác sỹ đi trước, nếu người nào tiếp thu nhanh thì sẽ nhanh vào nghề, ngược lại sẽ rất khó khăn.
Bàn về chất lượng đào tạo nhân lực y khoa hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận, hiện nay đào tạo nhân lực ngành Y tế vẫn lẫn lộn giữa hệ hàn lâm và hệ thực hành. Hệ thống đạo tạo sau Đại học đối với ngành y vẫn chưa rõ ràng khi mà chương trình đào tạo thạc sỹ y khoa vẫn chỉ là chương trình đào tạo bác sỹ chuyên khoa có thêm một luận án tốt nghiệp.
"Ngoài ra, quy định đào tạo y khoa ở nước ta còn nhiều bất cập. Trong khi ở Nhật Bản sau 40 năm mới có thêm 1 trường đại học đào tạo bác sỹ thì ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2016 đã có thêm 16 cơ sở đào tạo ngành y. Một phần do tiêu chí thành lập trường đơn giản, bệnh viện thực hành, chuyên môn của giảng viên chưa được đánh giá đúng mức, mới chỉ có kiểm định cơ sở đào tạo chứ chưa tiếp cận kiểm định chương trình đào tạo", Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.
Cần thay đổi
Để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đang chủ trương triển khai đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế theo hướng tiếp cận với các phương thức đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới. Trước mắt đổi mới đào tạo nhân lực y tế đi sâu vào đổi mới một số chương trình đào tạo chủ chốt theo hướng hình thành năng lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực y tế đáp ứng với mô hình bệnh tật và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực y tế.
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, nghề y là nghề đặc biệt, song chế độ đãi ngộ lại chưa đặc biệt. Nếu muốn kêu gọi nâng cao chất lượng, trước tiên phải thay đổi chế độ trả lương cho y, bác sỹ. Tại Mỹ trung bình để thành bác sỹ điều trị cần ít nhất 9 năm, thành phẫu thuật viên cần 12 năm. Nhưng lương phẫu thuật viên cao gấp đôi lương cơ trưởng, nhưng ở Việt Nam lương bác sỹ thấp gần nhất trong hệ thống thang bảng lương của Nhà nước.
Còn ông Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng, Liên hiệp Các hội khoa học Việt Nam, cho biết, muốn có sự thay đổi cơ bản về chất lượng đào tạo ngành Y cần phải có sự bắt đầu ngay từ khâu đào tạo, trong đó các điều kiện để đảm bảo sinh viên được thực hành là khâu then chốt. Khi nào việc đào tạo ngành Y còn tình trạng thầy giảng trò chép thì sinh viên ngành Y vẫn tiếp tục "lơ ngơ" khi đứng trước người bệnh. Cốt lõi trong đào tạo ngành Y là cho sinh viên học lâm sàng, tiếp xúc với người bệnh nhiều hơn.
Một số chuyên gia thì cho rằng, cơ quan quản lý cần xây dựng lộ trình riêng cho những cử nhân y khoa sau khi tốt nghiệp (thời gian 4 năm). Nếu cử nhân lựa chọn hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý thì nên tiếp tục học lên bác sỹ y khoa (2 năm) sau đó phải hành nghề ít nhất 1 năm rồi mới tiếp tục học chuyên khoa vào chuyên khoa sâu. Sinh viên trong giai đoạn tiến hành nghề nên có sự hỗ trợ của Nhà nước giúp họ yên tâm công tác và học hỏi, cống hiến.
Tin liên quan
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics