Liên kết vùng: 63 tỉnh thành vẫn "mạnh ai nấy làm"
Chia cắt không gian kinh tế
Tại Hội thảo về "Liên kết phát triển vùng" ngày 26-11, ông Lê Viết Thái, Trưởng Ban Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) kể: Trước đây, những ý tưởng về việc phát triển Khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi (Bắc Nghệ An) gắn với khu kinh tế Nghi Sơn ở Nam Thanh Hóa đã được đưa ra. Tất cả nghe đều hợp lí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tỏ ý đồng tình.
Thế nhưng theo ông Thái, khi chủ trương này về đến hai tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa thì họ đều không đồng ý, tỉnh nào cũng muốn làm riêng. Cuối cùng khu vực Hoàng Mai- Đông Hồi không gắn được với Nam Thanh Hóa mà buộc gắn với vùng Đông Nam Nghệ An.
"Tôi muốn đưa ví dụ ra để nói việc chúng ta chia cắt không gian kinh tế theo địa giới hành chính đã tạo tâm lý sắm tài sản riêng của các địa phương, tính liên kết vùng bị phá hủy"- ông Lê Viết Thái nói.
Đánh giá dẫn chứng của ông Lê Viết Thái là "rất đúng", ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM đúc kết: Người Việt Nam ít có văn hóa liên kết. Đây là thói quen rất khó thay đổi. Tư duy đơn vị hành chính kiểu làng, xã, huyện, tỉnh của nước ta rất mạnh. Mặc dù đã hội nhập quốc tế, nhưng tư duy đơn vị hành chính hầu như vẫn không thay đổi được.
Bà Trần Thị Thu Hương, Phó Trưởng ban Thể chế kinh tế của CIEM nhận xét: Sự liên kết giữa các địa phương rất manh mún, chưa dựa trên tính chuyên môn hóa hay sự phân công lao động theo chuỗi giá trị.
Nguyên nhân là quan điểm, định hướng phát triển vùng chung chung và thiếu ưu tiên rõ ràng; chính sách vùng còn nhiều bất cập; công cụ thực hiện chính sách kém hiệu quả; thể chế liên kết vùng kém hiệu quả.
Theo các chuyên gia, tính liên kết kém đã khiến 63 địa phương giống như 63 nền kinh tế riêng biệt.
Liên kết để đi xa
Ông Trần Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Cần xác định phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng trên địa bàn vùng; lựa chọn phương án tổ chức kinh tế-xã hội trên lãnh thổ vùng...
"Nếu thực hiện nghiêm túc quy hoạch vùng thì không có tình trạng tỉnh nào cũng muốn có cảng biển, sân bay. Bởi vì quy hoạch vùng đã nêu rõ khu vực nào cần cảng biển, địa bàn nào cần sân bay." - ông Trần Hồng Quang nói.
Trong khi đó, đại diện Vụ Địa phương, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Ban Kinh tế Trung ương xác định phát triển vùng là công việc trọng điểm của Ban để báo cáo Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Ngày xưa vấn đề liên kết vùng không ai bức xúc vì quy mô kinh tế nhỏ. Nhưng hiện nay trước xu thế phát triển, hội nhập sâu rộng, không gian kinh tế đã vượt không gian hành chính.
Chẳng hạn việc sản xuất cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long đòi hỏi liên kết vùng để vươn ra thị trường quốc tế, không phụ thuộc không gian hành chính. Hiện nay không gian hành chính đang cản trở không gian kinh tế. Như vậy phải xây dựng không gian kinh tế vùng để nền kinh tế vận hành với chi phí thấp nhất.
"Trong lĩnh vực công nghiệp, trình độ phát triển của vùng Đông Nam Bộ vượt nhiều vùng khác, đòi hỏi chính sách cho vùng này phải hoàn toàn khác các vùng khác. Các tỉnh bảo chúng tôi không cần tiền, chúng tôi cần chính sách thích hợp với sự phát triển của chúng tôi" - đại diện Ban Kinh tế Trung ương nói.
Ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổng kết: Người ta thường nói đi một mình thì đi nhanh, nhưng nếu liên kết lại chúng ta sẽ đi xa hơn, bền vững hơn, hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics