Lấp "lỗ hổng" trong quản lý và phát triển kinh tế số
Năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP Tạo không gian tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh từ kinh tế số Tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong phát triển kinh tế số |
Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam”. Ảnh: H.D |
Tại hội thảo khoa học “Chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam” do Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là một quá trình mang tính toàn diện, tác động đến tất cả lĩnh vực của nền kinh tế.
Cụ thể, trong kinh doanh, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây... vào sản xuất, kinh doanh, quản trị, marketing…
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều còn nhấn mạnh, với các cơ quan quản lý nhà nước, chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, giảm chi phí, tăng sự minh bạch, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Nhiều dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai, giúp người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đã trở thành một nước mạnh về viễn thông – Internet với công nghệ hiện đại, mức phổ cập Internet cao có nhiều thành tựu làm nền tảng vững chắc thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Năm 2022, ước tính sơ bộ tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước GDP là 14,26%, trong đó kinh tế số ICT là 9,02% (chiếm 65% quy mô kinh tế số) với tỷ lệ tăng trưởng 12,34% so với năm 2021 (theo giá hiện hành), tiếp tục duy trì là một trong 10 nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Theo ông Trịnh Văn Biển, Giám đốc chuyển đổi số, Công ty Cổ phần Misa, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp và hành động nhằm phát triển kinh tế số ở tầm chiến lược, như phát kết cấu hạ tầng đồng bộ, gồm hạ tầng số và hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế số và xã hội số. Cùng với đó là hoàn thiện thể chế với việc Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024, tạo hành lang pháp lý cơ bản, kéo theo nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ tiếp tục được sửa đổi, xây dựng phù hợp với thực tiễn.
Đặc biệt, vị này cho biết, cơ quan chức năng cũng đã chú trọng phát triển doanh nghiệp số, phát triển kinh tế số gắn liền với chuyển đổi số doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số thâm nhập sâu vào quá trình sản xuất, tiếp thị, kinh doanh làm tăng đáng kể hàm lượng kinh tế số.
Tuy nhiên, báo cáo kinh tế Việt Nam thường niên mới đây do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách công bố đã chỉ ra, có tới 85% doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn nằm ngoài nền kinh tế số và chỉ có 13% ở cấp độ mới bắt đầu.
Cũng về vấn đề này, PGS.TS. Đinh Văn Hải, Học viện Tài chính còn cho rằng, nhận thức về phát triển kinh tế số trên cấp độ quản lý nhà nước, cấp độ doanh nghiệp và của người dân ở một bộ phận lớn chưa cao. Kiến thức của nhiều cán bộ, doanh nghiệp và người dân về kinh tế số, cùng những thời cơ và thách thức đối với sự phát triển chưa đồng đều ở các cấp, các ngành dẫn tới nhu cầu, kế hoạch và hành động nắm bắt xu thế kinh tế số chưa kịp thời.
Hơn nữa, thể chế phát triển kinh tế số còn nhiều lỗ hổng, chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, các phương thức kinh doanh và ý tưởng sáng tạo mới xuất hiện khiến cho việc quản lý các hoạt động kinh tế số khá lúng túng.
Vì thế, PGS.TS. Hải lấy ví dụ về vấn đề quản lý và thu thuế đối với các hoạt động thương mại trực tuyến, đặc biệt là kinh doanh qua các mạng xã hội và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới; hay vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người tiêu dùng qua thế giới mạng, việc xử lý, giải quyết những tranh chấp, xung đột về lợi ích của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số chưa tốt…
Cùng với đó, nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh tế số là nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Đơn cử, thương mại điện tử đóng góp chính cho sự phát triển kinh tế số, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đòi hỏi lao động vừa có kiến thức về công nghệ, vừa phải hiểu biết về thương mại để nắm bắt kịp thời các xu hướng mới, ứng dụng một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy vậy, các kỹ năng này đều là điểm yếu của lao động Việt Nam.
Từ những tồn tại được chỉ ra, các chuyên gia cho rằng phải có giải pháp khắc phục, từ việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho đến thể chế pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực bài bản… Nhưng điều quan trọng là phải bắt đầu từ việc đổi mới tư duy người lãnh đạo và năng lực điều hành kinh tế, bởi phát triển kinh tế số phải tạo ra một hệ sinh thái thống nhất. Ngoài ra tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ số và kinh tế số để nâng cao trình độ, cũng như tận dụng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ…
Tin liên quan
Doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyển đổi số để giảm chi phí
15:22 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hòn Gai giúp doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật
20:59 | 03/12/2024 Hải quan
Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
13:30 | 03/12/2024 Kinh tế
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
14:43 | 04/12/2024 Kinh tế
Thương mại điện tử Việt Nam- Trung Quốc: Nhìn từ biên giới Lạng Sơn
13:14 | 04/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
“Có đi, có lại” khi tham gia chuỗi giá trị trong thị trường CPTPP
08:00 | 04/12/2024 Kinh tế
Tín dụng cuối năm tiếp tục tăng, nới room để tránh "nơi thừa - nơi thiếu"
20:56 | 03/12/2024 Kinh tế
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kết nối và phát triển thương mại, du lịch Việt – Trung
08:44 | 03/12/2024 Kinh tế
Lào Cai chú trọng đầu tư hạ tầng cửa khẩu thúc đẩy giao thương
07:53 | 03/12/2024 Kinh tế
Ba mục tiêu, bảy nhiệm vụ để ngành logistics bứt tốc
18:44 | 02/12/2024 Kinh tế
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
21:33 | 01/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
16:14 | 01/12/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam
09:51 | 01/12/2024 Kinh tế
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
07:16 | 01/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Thanh Hóa: Thu ngân sách năm 2024 ước đạt hơn 20.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyển đổi số để giảm chi phí
“Ươm hy vọng, sáng tương lai” hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn
Tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia