Lãnh đạo Nga, Pháp nhất trí duy trì tiếp xúc sau đối thoại về Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trên màn hình) trong một cuộc gặp trực tuyến, ngày 26/6/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN). |
Ngày 3/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm lần thứ 3 trong vòng 7 ngày qua.
Tại cuộc điện đàm, hai bên đã thảo luận cuộc khủng hoảng Ukraine và vấn đề đảm bảo an ninh. Trong tuyên bố, Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo tiếp tục có cuộc "đối thoại thực chất" về tình hình tại Ukraine, cũng như các vấn đề liên quan đến sáng kiến của Nga nhằm đưa ra các đảm bảo an ninh lâu dài về pháp lý cho Nga.
Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các vấn đề quốc tế trong bối cảnh Pháp đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng châu Âu, đồng thời nhất trí duy trì các cuộc tiếp xúc.
Trước đó, ngày 28 và 31/1, hai nhà lãnh đạo Nga và Pháp đã có các cuộc điện đàm, trao đổi quan điểm về các vấn đề liên quan đến căng thẳng giữa Nga và phương Tây trong thời gian vừa qua.
Trong khi đó, cùng ngày, Điện Elysee ra tuyên bố cho biết Tổng thống Pháp đã điện đàm riêng rẽ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.
Tại các cuộc điện đàm, Tổng thống Macron đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thảo luận các điều kiện nhằm đạt được cân bằng chiến lược tại châu Âu, theo đó cho phép "hạ nhiệt" căng thẳng và đảm bảo an ninh tại châu Âu.
Trong những năm qua, Tổng thống Macron luôn duy trì quan điểm rằng các nước châu Âu nên tiếp tục các kênh đối thoại mở với Nga và khẳng định "đối thoại có điều kiện" sẽ chỉ dẫn tới một cuộc đối đầu với Moskva trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Căng thẳng trong quan hệ Nga và phương Tây đã leo thang trong những ngày gần đây khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Moskva triển khai hành động quân sự đối với Ukraine.
Tuy nhiên, phía Nga luôn bác bỏ và cho rằng đây là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa với bất cứ quốc gia nào. Moskva cũng cảnh báo mưu toan dùng giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Tin liên quan
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics