Lãnh đạo Đức, Pháp, Trung Quốc họp thượng đỉnh về quan hệ song phương, toàn cầu
Toàn cảnh hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải, phía trên) cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel (phía dưới) và Tổng thống Pháp Emmanual Macron, ngày 5/7. Ảnh: THX/TTXVN |
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của Phủ thủ tướng Đức cho biết, tại cuộc điện đàm kéo đài hơn 1 giờ, các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Trung Quốc chủ yếu thảo luận về quan hệ EU-Trung Quốc, về thương mại quốc tế, bảo vệ khí hậu và đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về hợp tác chống đại dịch COVID-19 và cung ứng vaccine toàn cầu, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực.
Theo một người phát ngôn Chính phủ Đức, Thủ tướng Merkel và Tổng thống Macron đã kêu gọi điều chỉnh mục tiêu cắt giảm CO2 trong ngắn hạn cũng như nỗ lực hơn nữa để bảo vệ đa dạng sinh học tại cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các bên (COP15) cho Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng Sinh học, dự kiến tổ chức ở Côn Minh (Trung Quốc) vào tháng 10 tới. Một mặt nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn và ủng hộ thoả thuận đầu tư với Trung Quốc, Thủ tướng Merkel và Tổng thống Macron cũng hối thúc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế đối với người châu Âu muốn nhập cảnh Trung Quốc.
Theo thông báo từ Phủ tổng thống Pháp, hai nhà lãnh đạo châu Âu kêu gọi Bắc Kinh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc, kêu gọi thực hiện cạnh tranh công bằng để các công ty nước ngoài ở Trung Quốc có thể hưởng lợi từ các điều kiện tương tự như các công ty Trung Quốc được hưởng ở châu Âu. Liên quan vấn đề hạt nhân Iran, ba nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Trung Quốc đã kêu gọi các bên liên quan nắm bắt cơ hội để đạt được một thoả thuận giải quyết vấn đề này.
Trong khi đó, thông báo từ Bắc Kinh cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn Trung Quốc và châu Âu mở rộng hợp tác nhằm ứng phó tốt hơn với các vấn đề toàn cầu. Cũng tại hội nghị, ông Tập Cận Bình hy vọng châu Âu có thể đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế, có sự độc lập về chiến lược và tạo môi trường công bằng, minh bạch và không thành kiến với các công ty Trung Quốc.
Báo chí Đức cho biết, hiện EU và Trung Quốc đang có nhiều vấn đề cần thảo luận, trong đó có vấn đề Biển Đông, Hiệp định đầu tư toàn diện (CAI) giữa EU-Trung Quốc cũng như việc đánh thuế tối thiểu trên toàn thế giới đối với các tập đoàn lớn.
Liên quan hiệp định CAI, EU và Trung Quốc đã thống nhất trên nguyên tắc thỏa thuận đầu tư vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, bất đồng giữa hai bên trong một số vấn đề khiến văn kiện này bị đình lại tại Nghị viện châu Âu (EP). Trong những tuần gần đây, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Hội nghị thượng đỉnh EU đã có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Thủ tướng Merkel từng đề xuất tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc vào năm 2020 với tất cả lãnh đạo 27 nước EU, tuy nhiên, hội nghị này đã bị huỷ do đại dịch COVID-19.
Mới đây, hồi giữa tháng 4/2021, Thủ tướng Merkel, Tổng thống Macron và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến ba bên để thảo luận về chính sách bảo vệ khí hậu và đại dịch COVID-19.
Tin liên quan
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
08:57 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK