Kỳ vọng đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ cải thiện đáng kể vị thế của khoa học và công nghệ Việt Nam trong khu vực và thế giới. Ảnh: ST. |
Doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong cuộc chơi đổi mới sáng tạo
Dưới tác động của CMCN 4.0, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế đổi mới sáng tạo. Trên thế giới đang xuất hiện một làn sóng đầu tư kiểu mới, đầu tư mạo hiểm hướng tới các DN công nghệ, nhất là ở các thị trường có nhiều tiềm năng, cơ hội tăng trưởng. Bằng nhiều công việc cụ thể, mô hình kinh tế đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Điều đó được chứng minh khi từ năm 2018, dưới sự chủ trì của Bộ KH&ĐT, mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam đã được thành lập. Đây là diễn đàn thu hút và kết nối các tri thức khoa học, chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước chung tay đóng góp trí tuệ cho sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam thông qua khoa học và công nghệ (KH&CN), đồng thời thúc đẩy hợp tác trong cộng đồng KH&CN Việt Nam để nâng cao năng lực KH&CN, nâng cao chất lượng nghiên cứu đào tạo trong nước, khuyến khích các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ về Việt Nam để khởi nghiệp, sáng tạo đầu tư kinh doanh, chia sẻ thành quả và những giá trị cốt lõi của Việt Nam. Đây là bước khởi đầu khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc chuyển đổi nền kinh tế đột phá phát triển. KH-CN và đổi mới sáng tạo thực sự là chìa khóa, là con đường ngắn nhất để bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh và bền vững. Việc thành lập mạng lưới này là một bước quan trọng để tiếp tục xây dựng mạng lưới nhân lực quốc gia, xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.
Trong cuộc chơi về đổi mới sáng tạo cũng như trong bối cảnh của CMCN 4.0, Chính phủ luôn dành cơ hội lớn cho khu vực DN tư nhân tiếp cận, coi đây là chìa khóa cho tăng trưởng. Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, các công nghệ mới của CMCN 4.0 đang lan tỏa nhanh chóng và khu vực tư nhân là thành phần năng động nhất trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ này. Các DN tư nhân đang đi trước trong cuộc chơi đổi mới sáng tạo, nhất là trong các các ngành dịch vụ. Nhận thức được vai trò của khu vực tư nhân, các chính sách về CMCN 4.0 mà Bộ KH&ĐT đang xây dựng đều hướng tới hỗ trợ DN tư nhân, DNNVV đổi mới sáng tạo, đồng thời tạo dựng một môi trường thể chế tốt nhất để họ phát triển.
“Việc tổ chức Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019 vừa qua là một hoạt động cụ thể của Bộ KH&ĐT để hỗ trợ khu vực tư nhân, các DNNVV có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn cần thiết để họ có thể phát triển và vươn lên, đóng góp tích cực cho tăng trưởng và cạnh tranh của nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. Trước đó, vào trung tuần tháng 6/2019, Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019 đã được tổ chức và tại diễn đàn này, 10 nghìn tỷ đồng đã được các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước cam kết đầu tư vào start-up Việt. Đây thực sự là cú huých mạnh mẽ khơi thông nguồn vốn cho các hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, cho các DN khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có thêm cơ hội lớn để phát triển bứt phá.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đổi mới sáng tạo không phải là vấn đề riêng của phát triển kinh tế 2019 mà đây là vấn đề của cả giai đoạn tiếp theo. Dựa vào công nghệ để bứt phá, phát triển là vấn đề cốt lõi, trọng tâm xuyên suốt thời gian tới của bất kể quốc gia nào. Nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... đều đang đầu tư rất lớn cho công nghệ và đã thu được những thành tựu rất lớn dựa trên đổi mới sáng tạo. Việt Nam cũng không nằm ngoài điều đó và phải nhận diện rõ hơn và thực hiện quyết liệt hơn làm sao đưa KH-CN vào phát triển nền kinh tế.
Đổi mới sáng tạo – động lực tăng trưởng hàng đầu
Cùng với việc hình thành Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia cũng đang được xúc tiến thành lập. Đây được xem là một bước tiến tiếp theo để Việt Nam từng bước hiện thực hoá khát vọng trở thành quốc gia thịnh vượng, hùng cường. Tại Việt Nam, trung tâm này ra đời sẽ đóng vai trò như một “bà đỡ” cho các DN. Trung tâm sẽ đứng ra để giải quyết bài toán khó khăn nhất trong các công đoạn của mô hình khởi nghiệp, đó là công đoạn hình thành ý tưởng, thành lập DN và gọi vốn thương mại cho DN.
Chia sẻ thêm về vai trò của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia là công cụ thực hiện chiến lược CMCN 4.0 nói riêng và chiến lược phát triển quốc gia nói chung nhằm hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, phát triển. Đây là một hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp nhận và áp dụng công nghệ, nhất là công nghệ của CMCN 4.0 cho các DN Việt Nam để từ đó nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo trên phạm vi quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với Bộ KH&ĐT về Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đầu năm 2019 cũng khẳng định Chính phủ sẽ làm hết sức mình để ủng hộ Trung tâm Đổi mới sáng tạo, bởi nếu không có đổi mới sáng tạo, không có KH-CN thì không thành công, không tận dụng được thời cơ đến với Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết cũng như ý nghĩa mở đầu, mang tính dẫn dắt của việc hình thành Trung tâm này. Đây được coi là một điểm nhấn trong Chiến lược triển khai cuộc CMCN 4.0 ở Việt Nam.
Song song với việc xúc tiến thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, mới đây, Dự thảo chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030 đã chính thức được công bố. Theo Bộ KH&ĐT, thế giới đang bước vào cuộc CMCN 4.0 làm thay đổi các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Do vậy, việc xây dựng và thực hiện tốt CMCN 4.0 là cần thiết và cấp bách để tranh thủ tối đa lợi ích của CMCN 4.0, giúp Việt Nam vươn lên trở thành một nước phát triển hiện đại, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
Theo dự thảo chiến lược này, tất cả ngành nghề, lĩnh vực đều hướng tới kết nối số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin với mục tiêu tổng quát nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, phát triển các công nghệ của CMCN 4.0 để đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, có năng lực cạnh tranh cao trên thế giới. Bộ KH&ĐT khẳng định, Chính phủ Việt Nam coi cuộc CMCN 4.0 là cơ hội vàng để Việt Nam có thể bắt kịp, đi cùng và vượt lên về phát triển công nghệ và kinh tế, nếu không nắm bắt được sẽ tiếp tục bị tụt hậu. Tranh thủ CMCN 4.0 là con đường ngắn nhất đưa đất nước đi lên hiện đại và thịnh vượng, là cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành nước công nghiệp hiện đại hóa trong thời gian sớm nhất và Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công.
Người đứng đầu Bộ KH&ĐT khẳng định, Chính phủ Việt Nam coi đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trong hàng đầu trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các chính sách khuyến khích kinh tế đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi tối đa cho các DN khởi nghiệp sáng tạo (startup) phát triển, đồng thời cải cách thể chế về đầu tư mạo hiểm để các dòng vốn đầu tư mạo hiểm có thể tìm đến các startup một cách thuận lợi nhất.
Tin liên quan
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiếp tục miễn, giảm thuế, phí từ đầu năm 2025
16:57 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics