Kinh tế Việt Nam không phải “ốc đảo” nên cần chủ động để giảm thiểu các tác động tiêu cực
Ông Nguyễn Bích Lâm |
Số liệu của Tổng cục Thống kê mới được công bố cho thấy, lạm phát trong nước đang được kiểm soát rất tốt, tuy nhiên trong thực tế giá cả hàng hóa và các loại chi phí đều tăng. Ông lý giải gì về sự chênh lệch này?
Lạm phát của nền kinh tế được đánh giá qua biến động giá của 750 loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, đại diện cho 11 nhóm dùng để tính toán và công bố lạm phát, bao gồm hàng hoá tiêu dùng cho ăn uống, đi lại, thắp sáng cho đến dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, viễn thông. Giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, làm tăng giá cả hàng hoá qua khâu lưu thông, tăng giá sản phẩm sản xuất; đặc biệt tăng chi phí của những ngành có xăng dầu chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất, như vận tải, đánh bắt khai thác thuỷ sản…
Trong những tháng qua, lạm phát được kiểm soát tốt do Chính phủ và các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát như bình ổn giá nhiều mặt hàng ở các siêu thị, không tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện - đây là những mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi tiêu của người dân và trong tính chỉ số CPI. Đảm bảo đủ nguồn hàng cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã cắt giảm một phần lợi nhuận trong khi giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng để không tăng giá bán, góp phần đáng kể trong kiềm chế lạm phát.
Hiện nay, mua bán cho tiêu dùng hàng ngày của người dân về lương thực, thực phẩm đa phần ở trợ truyền thống, không thực hiện chương trình bình ổn giá. Giá bán trên thị trường này chịu tác động rất lớn từ giá xăng dầu, giá cước vận chuyển. Khi các loại hàng hoá này tăng giá ảnh hưởng ngay tới chi tiêu và tâm lý người tiêu dùng. Tạo ra sự hoài nghi đối với số liệu lạm phát của toàn nền kinh tế.
Vậy khi lạm phát trên thế giới được kiểm soát thì giá cả hàng hóa trong nước sẽ giảm ngay hay có độ trễ, thưa ông?
Khi lạm phát trên thế giới được kiểm soát thì giá cả hàng hóa trong nước cũng sẽ giảm nhưng có độ trễ để đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Độ trễ giảm giá hàng hoá trong nước vì hàng hoá nhập khẩu được mua trước đó, khi giá thế giới chưa giảm. Bên cạnh đó, giá sản phẩm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, giá nguyên, nhiên vật liệu thế giới chỉ là một yếu tố quan trọng cấu thành giá bán sản phẩm. Doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh phải tính toán cơ cấu các khoản chi phí mới quyết định giảm giá bán.
Mặc dù ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới đang thực thi các giải pháp mạnh để kéo giảm lạm phát, tuy vậy lạm phát của một số nước trên thế giới vẫn ở mức cao. Vậy điều này tác động như thế nào đến lạm phát của Việt Nam?
Kinh tế Mỹ, kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu- các nền kinh tế hàng đầu thế giới là đối tác thương mại lớn của kinh tế nước ta đang gánh chịu mức lạm phát rất cao. Từ tháng 3/2022 đến nay, FED đã liên tục với 5 lần tăng lãi suất đồng USD để kiềm chế và kéo giảm lạm phát, điều này làm cho đồng USD tăng giá rất mạnh đối với các đồng tiền trên thế giới. Làm cho giá cả hàng hoá tính theo USD tăng cao.
Khi FED tăng lãi suất, ngân hàng trung ương các nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng phải tăng lãi suất và điều chỉnh tỷ giá, điều này tác động tới lạm phát của nền kinh tế nước ta qua chi phí vốn tăng, giá nguyên nhiên vật liệu thế giới tăng và tỷ giá hối đoái tăng. Đặc biệt 70% giá trị trao đổi thương mại quốc tế của Việt Nam được thực hiện qua USD nên khi đồng USD tăng giá làm cho sức ép về nhập khẩu lạm phát và lạm phát chi phí đẩy gia tăng.
Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển và chi phí logistics thế giới vẫn ở mức cao cũng ảnh hưởng tới lạm phát trong nước.
Vậy theo ông, trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải đối mặt và ứng phó ra sao để hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực?
Trong bối cảnh FED liên tục tăng lãi suất, khoảng 90 ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới đã thực hiện 257 lượt tăng lãi suất và phá giá đồng nội tệ. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, không phải là “ốc đảo”, vì vậy chúng ta phải đối mặt với thực tế này và chấp nhận tác động của kinh tế thế giới để chủ động có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam.
Trong một tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần tăng lãi suất điều hành, nới rộng biên độ điều chỉnh tỷ giá; Chính phủ đã trình Quốc hội mục tiêu năm 2023 về tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5% đã phần nào phản ánh quan điểm nhìn nhận thực tế này.
Trong bối cảnh này, thực thi chính sách tiền tệ và tài khoá của Việt Nam cần đảm bảo các mục tiêu giữ ổn định, lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ, đảm bảo tính thanh khoản, giảm thiểu dòng vốn gián tiếp chảy ra khỏi nền kinh tế; giảm thiểu áp lực nhập khẩu lạm phát và lạm phát chi phí đẩy; đồng thời giữ ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.
Vì vậy, Chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường tài chính tiền tệ thế giới và trong nước. Đặc biệt điều hành lãi suất và tỷ giá đảm bảo vốn tín dụng, tính thanh khoản, hạn chế dòng vốn gián tiếp chảy ra ngoài.
Đồng thời, Chính phủ cần có chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá phù hợp, ưu đãi cho một số ngành, lĩnh vực tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp đảm bảo sản xuất với chi phí hợp lý.
Bên cạnh đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần chủ động dự báo thị trường và biến động giá nguyên, nhiên vật liệu thế giới, đa dạng nguồn cung, không phụ thuộc vào một thị trường, cung ứng đủ nguyên nhiên vật liệu duy trì sản xuất ổn định. Đồng thời có giải pháp cắt giảm chi phí vận chuyển, logistics, đưa tỷ lệ chi phí này ngang bằng tỷ lệ của khu vực và thế giới.
Khu vực doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các ngành, lĩnh vực trong nước, nhằm chủ động cung cấp nguyên nhiên vật liệu, giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics