Kinh tế tăng trưởng nhìn từ hai “đầu tàu” kinh tế lớn
Tăng trưởng kinh tế 2023: Linh hoạt phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ | |
Kinh tế số, động lực tăng trưởng mới của TPHCM |
Nội lực của nền kinh tế có sự cố gắng lớn của cộng đồng doanh nghiệp, các hộ kinh doanh. Trong ảnh: Hoạt động của một doanh nghiệp trong Khu chế xuất Linh Trung 1, TPHCM. Ảnh: TTXVN |
“Điểm sáng” phục hồi kinh tế
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã có nhiều gam màu sáng nổi bật. Điển hình là kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2022 đạt xấp xỉ 674 tỷ USD, trong đó cán cân thương mại đạt thặng dư lớn với con số xuất siêu 10,6 tỷ USD; thu ngân sách nhà nước đạt 1.638 nghìn tỷ đồng, bằng 116,1% dự toán, tăng 17,4% so cùng kỳ năm 2021; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 5,1 triệu tỷ đồng, tăng 17,5%; giải ngân vốn FDI đạt 19,68 tỷ USD cao nhất 5 năm qua…
Cùng với cả nước trải qua một năm 2022 đầy khó khăn, thách thức sau dịch Covid-19, Thủ đô Hà Nội - với vai trò là một trung tâm kinh tế - chính trị, đầu tàu, đã có đóng góp xứng đáng vào tăng trưởng chung của cả nước. Theo đó, những con số về kinh tế - xã hội được đưa ra tại phiên họp Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII vừa diễn ra đã cho thấy sức bật tăng trưởng, phục hồi ở 1 trong 2 trung tâm lớn nhất cả nước.
Thông tin về kết quả kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội trong năm 2022, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, năm 2022, thành phố đã đạt và vượt tất cả 22/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá cao, ước đạt 8,8%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (khoảng 8%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 332.961 tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2021. Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 100.567 tỷ đồng, đạt 94,1% dự toán giao đầu năm, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 90,1% dự toán; chi thường xuyên đạt 95,5% dự toán.
Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 774,1 nghìn tỷ đồng; GRDP/người đạt mức 142,3 triệu đồng. Thành phố Hà Nội đã thực hiện giảm thuế Giá trị gia tăng cho trên 72.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số thuế được giảm trên 13.000 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho gần 19.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số tiền gần 12.000 tỷ đồng;…
Tương tự, vượt qua những khó khăn, thách thức, đầu tàu kinh tế TPHCM ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ với những thành tựu quan trọng. Theo báo cáo của UBND TPHCM, trong 11 tháng năm 2022, thu ngân sách có sự tăng trưởng tích cực, ước đạt 457.500 tỷ đồng, đạt 118,35% dự toán được giao và tăng 17,05% so với cùng kỳ năm 2021. TPHCM hiện đang dẫn đầu thu ngân sách cả nước khi hoàn thành kế hoạch thu ngân sách từ tháng 10/2022. Song song đó, trên địa bàn thành phố ước tăng 9,03% so với cùng kỳ (năm 2021 tăng trưởng kinh tế TPHCM giảm sâu 6,78%) và vượt kế hoạch đề ra là 6-6,5% trong năm 2022.
Đáng chú ý, theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, hết tháng 11, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của TPHCM đạt 101,58 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 43,62 tỷ USD, nhập khẩu 57,96 tỷ USD. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước, TPHCM có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất và là địa phương đầu tiên đạt quy mô 100 tỷ USD trở lên, tính hết tháng 11.
Cùng với đó, việc thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TPHCM giai đoạn 2022-2025 tiếp tục phát huy tác dụng, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Các dự án công trình trọng điểm được triển khai theo đúng kế hoạch, việc tháo gỡ khó khăn các dự án đầu tư đã tác động tích cực đến môi trường đầu tư. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tiếp tục được xác định là công tác trọng điểm và được thực hiện quyết liệt, chặt chẽ. TPHCM đã đề ra nhiều giải pháp tập trung rà soát, quyết tâm thực hiện đạt và vượt 19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 cùng với 89 nhiệm vụ công tác cải cách hành chính năm 2022.
Nhiều khó khăn, thách thức
Dù vậy, theo các chuyên gia, kinh tế - xã hội hai thành phố lớn nhất cả nước hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Phát biểu tại hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ năm 2023 diễn ra ngày 12/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, kinh tế tăng trưởng tốt, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của cả nước. Nội lực của nền kinh tế có sự cố gắng lớn của cộng đồng doanh nghiệp, các hộ kinh doanh. Môi trường đầu tư kinh doanh đã có những cải thiện rõ rệt; góp phần ổn định giá cả, thị trường…
Tuy nhiên, năm 2023, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là 7%; tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP bình quân đầu người) đạt khoảng 150 triệu đồng (năm 2022 ước đạt 142 triệu); vốn đầu tư tăng 10,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 6%; kiểm soát chỉ số giá dưới 4,5%; giảm 30% hộ nghèo so với cuối năm 2022... người đứng đầu thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, quyết liệt trong thu ngân sách và đẩy nhanh tiến độ đầu tư công.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng nhìn nhận, kinh tế TPHCM có độ mở lớn, chịu tác động trực tiếp trước các biến động của tình hình quốc tế; thị trường tài chính, tiền tệ đối mặt với áp lực ngày càng tăng, các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản suy giảm. Cùng với đó, tình trạng khan hiếm xăng dầu cục bộ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp. Trong khi đó dịch bệnh dù được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng diễn biến phức tạp.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Sở Lao động Thương binh Xã hội TPHCM cho biết, những ngày cuối năm 2022, một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may, da giày, chế biến gỗ gặp khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu. Ghi nhận, đơn hàng bắt đầu giảm từ quý 4/2022, dự kiến kéo dài đến quý 1/2023. Theo thống kê, hiện trên địa bàn TPHCM có 328 doanh nghiệp với 53.638 người lao động ảnh hưởng do sụt giảm đơn hàng. Các doanh nghiệp cố gắng duy trình lao động bằng cách không bố trí làm thêm giờ, giảm giờ làm, nghỉ 1 ngày hoặc một số ngày trong tuần, cho nghỉ phép năm...
Trước bối cảnh đó, năm 2023, tại kỳ họp thứ 8 HĐND TPHCM khóa X diễn ra từ ngày 7-9/12 vừa qua, TPHCM đặt mục tiêu giữ vững ổn định, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế; ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, duy trì và tăng trưởng, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng thời, tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư. Tháo gỡ những điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, hấp thụ nhanh và huy động đa dạng các nguồn vốn đầu tư; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm, các dự án hạ tầng, giao thông, đô thị. Tạo bước chuyển biến mang tính đột phá về chuyển đổi số và phát triển kinh tế tri thức gắn với khai thác tiềm lực khoa học, công nghệ.
TPHCM cũng đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023 nhằm thực hiện tốt chủ đề năm và phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, TPHCM chủ động, linh hoạt trong điều hành kinh tế – xã hội; tập trung tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao; tập trung phát triển thị trường.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Năm 2023, tập trung vào 3 khâu đột phá Năm 2023 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2020-2025 có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Năm đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Dự báo năm 2023 tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến đất nước và Thủ đô. Do đó cần xác định rõ thứ tự ưu tiên, lộ trình giải quyết, cách thức tổ chức triển khai thực hiện, nhất là với các nhiệm vụ nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém đã xác định được trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, nhất là, các vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách, đầu tư công trung hạn, công trình trọng điểm; liên quan đến các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, cần đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đột phá để tập trung vào một số chỉ tiêu đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, cần tập trung nghiên cứu, trao đổi, xem xét kỹ lưỡng những cơ chế, chính sách lớn, quan trọng liên quan trực tiếp tới việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; đời sống dân sinh; việc thực hiện các nhiệm vụ cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2025 và nhiều vấn đề quan trọng khác. Ngoài ra, cần quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tập trung vào 3 khâu đột phá. Đặc biệt, phải tiếp tục làm tốt hơn nữa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển của Thành phố; tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2023; tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng đúng tiến độ các dự án đầu tư công, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Mức lạm phát thấp là một thành công quan trọng Thành phố Hà Nội đã thực hiện hiệu quả các giải pháp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành: du lịch, giải trí, vận tải, logistics... Thị trường nội địa được khai thác hợp lý đã tạo ra dư địa cho nhiều ngành kinh doanh phát triển. Ngoài ra, việc giữ được mức lạm phát thấp là một thành công quan trọng trong điều hành, từ đó góp phần bình ổn, giữ vững an sinh và làm cho chất lượng của tăng trưởng thực chất hơn. Thực tế, kết quả trên có được chủ yếu nhờ sự nỗ lực chủ quan trong bối cảnh các yếu tố khách quan nhiều bất lợi. Trong đó, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, như tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng duy trì 100%; doanh nghiệp được xác định là đối tượng phục vụ trên tinh thần đồng hành từ mỗi cơ quan, công chức, viên chức. Các dịch vụ và nhiệm vụ cải cách hành chính thực hiện hiệu quả đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí liên quan đến giấy phép kinh doanh, thuế, hải quan... được duy trì và đơn giản hóa đến mức tối đa. TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia: TPHCM hiện vẫn còn dư địa để phát triển Trong 10 tháng đầu năm, TPHCM có điểm sáng là tình hình kinh tế - xã hội hồi phục toàn diện mọi mặt. Tuy nhiên đến cuối tháng 10, guồng quay của thị trường đã khựng lại. Nguyên nhân chủ yếu là do việc hấp thụ vốn của TPHCM còn hạn chế và tâm lý thị trường thời điểm này không được tốt. Đây cũng là những vấn đề mà TPHCM cần quan tâm hơn. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn nêu trên nhưng TPHCM hiện vẫn còn dư địa để phát triển. Do vậy, đề nghị TPHCM cần quan tâm hơn nữa tới thị trường tài chính, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời chủ động phối hợp với tổ công tác của Thủ tướng để gỡ khó về thị trường bất động sản. Cùng đó là tập trung hoàn thiện nghị quyết thay Nghị quyết 54. Đây là điểm mấu chốt nhất về thể chế để TPHCM có sức bật trong tương lai. Đồng thời, năm 2023, lãnh đạo TPHCM cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi tăng trưởng; ổn định việc làm, an sinh xã hội cho người dân; gỡ các điểm nghẽn để hấp thụ các nguồn vốn đầu tư; nâng cao trách nhiệm công vụ của bộ máy hành chính các cấp; đẩy nhanh các công trình trọng điểm quốc gia; chuyển đổi số, kinh tế tri thức… Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài, Đại học Kinh tế TPHCM: TPHCM cần củng cố 4 trụ cột cơ bản Thời gian tới, TPHCM cần củng cố 4 trụ cột cơ bản để nâng cao sức khỏe nền kinh tế, vừa duy trì đà phục hồi vừa sẵn sàng chống chịu những biến số bất ngờ của kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, trọng tâm vẫn là an toàn - an sinh xã hội cho những người sinh sống tại đây. Cần đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực y tế vì nó là xương sống tạo niềm tin thu hút người lao động, nhà đầu tư tìm đến. Thứ hai, để tất cả các lĩnh vực từ công nghiệp đến dịch vụ, đổi mới sáng tạo thuận lợi phát triển cần nâng cao hệ sinh thái quản trị. Theo đó, TPHCM cần số hóa tốt hơn, hành lang hành chính thông thoáng, nhanh và thân thiện hơn. Thứ ba, muốn tăng trưởng bền vững phải giải quyết được cơ sở hạ tầng. Tiến độ các dự án chống ngập, chỉnh trang đô thị, khép kín đường vành đai 2 và triển khai vành đai 3 cần đẩy nhanh. Khi hệ thống hạ tầng hoàn thiện hơn, dòng luân chuyển hàng hóa sẽ mạnh và cạnh tranh chi phí logistics tốt hơn. Cuối cùng là trụ cột đổi mới sáng tạo. TPHCM không thể tiếp tục đi sâu vào thâm dụng lao động mà cần những mô hình kinh tế mới dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cần có những chính sách khuyến khích phát triển hệ sinh thái này. Việc giảm thâm dụng lao động và thay bằng thâm dụng tri thức, công nghệ, sáng tạo mới thực sự giúp TPHCM xứng đáng là hình mẫu tiên phong về đổi mới và tăng trưởng ở Việt Nam. Dịu - Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics