Kinh nghiệm đưa thương hiệu Việt ra thế giới
Muốn bước ra thế giới, doanh nghiệp nên tập trung R&D Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 10 thế giới Xây dựng thương hiệu để khai thác thế mạnh nông sản Việt |
Sản phẩm của DH Foods trên kệ siêu thị Nhật Bản. Ảnh: ST |
Thời điểm vàng
Chia sẻ tại Diễn đàn Vietnam Brand Scale Up mới đây, ông Randolph Ng, Tổng giám đốc Khách hàng mới Khu vực Asian Australia và Ấn Độ, Google châu Á - Thái Bình Dương đánh giá, hiện tại đang là thời điểm vàng để các thương hiệu Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng phát triển ở thị trường quốc tế. Theo đó, với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử, có tới 1/3 người Mỹ ưa chuộng việc mua sắm xuyên biên giới thông qua các trang thương mại điện tử uy tín. Trong khi đó, Mỹ lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ông Randolph Ng cũng chỉ ra một số thương hiệu Việt đã chinh phục thành công khách hàng Mỹ nhờ thương mại điện tử như Abera, Yes4All… Trong đó, kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm - vốn không phải thế mạnh của Việt Nam khi tiến vào những thị trường phát triển, nhưng Abera đã đạt được doanh số hàng triệu USD tại thị trường Mỹ ngay trong năm đầu tiên. Còn Yes4All kinh doanh các sản phẩm thiết bị tập thể dục, nội thất sân vườn, ngoài trời… Hiện Yes4All đã bán hàng thành công trên Amazon Nhật Bản, Canada, Mexico, Australia, Singapore, UAE và chuẩn bị mở rộng sang thị trường EU.
Ông Đồng Thanh Sơn, đồng sáng lập thương hiệu Abera cho biết, lĩnh vực mỹ phẩm hiện đang chịu sự thống trị của các ông lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, gần đây nổi lên mỹ phẩm nội địa Trung Quốc. Nhưng ông Sơn đánh giá: “Mỹ phẩm Việt Nam vẫn có cửa chơi với các “ông lớn” này”. Nhận định này được ông Sơn đưa ra dựa trên nguồn dược liệu vô cùng phong phú của Việt Nam và các sàn thương mại điện tử đang tạo ra một sân chơi công bằng cho các nhà bán hàng trong việc tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, thế hệ gen Z đang định hình lại phong cách mua hàng trên internet. “Với các yếu tố này, trong vài năm tới, mỹ phẩm made in Vietnam sẽ phủ sóng toàn cầu” – ông Sơn khẳng định.
Là một DN “cầu nối” đưa các thương hiệu Việt Nam ra thế giới, ông Nguyễn Khánh Trình, Chủ tịch Clever Group cho biết, Kiwi Home là một trong những câu chuyện thành công của Việt Nam khi đưa sản phẩm lên sàn Amazon. Theo đó, trước đây chủ yếu đơn vị này xuất khẩu thông qua các công ty xuất nhập khẩu, tức là phải qua 3-4 khâu trung gian thì sản phẩm mới lên được quầy kệ. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Clever Group, sau 2 năm đưa hàng lên Amazon, doanh thu năm 2023 của Wiki Home đã đạt tới 1 triệu USD với chi phí vận hành quảng cáo chỉ dưới 20%. Tương tự, nhãn hàng TMA Medispores là thương hiệu kinh doanh về thực phẩm chức năng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa. Đây là sản phẩm vốn là thế mạnh của các thương hiệu nội địa Mỹ, nhưng sau khi đưa hàng lên Amazon, doanh thu của TMA Medispores đã liên tục tăng trưởng theo từng tháng và hiện đã có hơn 3.000 khách hàng chọn tính năng mua hàng thường xuyên theo tháng.
Theo ông Trình, trước đây 80% người bán hàng trên Amazon đến từ Trung Quốc. Nhưng sau khi xung đột thương mại Mỹ - Trung nổ ra, thuế tăng rất cao, Amazon đã mất một lượng lớn nhà bán hàng từ Trung Quốc và chuyển sang tìm kiếm các nhà bán hàng tại Việt Nam. Do đó, đây là cơ hội rất lớn cho các thương hiệu Việt.
Chuyên gia xây dựng thương hiệu Trần Tuệ Tri cũng chỉ ra rất nhiều yếu tố mang lại cơ hội cho thương hiệu Việt Nam vươn ra thế giới, như: bề dày tinh hoa di sản văn hóa dân tộc, lượng kiều bào đông, tài nguyên trong nước dồi dào, thị trường quốc tế lớn, hưởng lợi từ chiến lược kinh doanh quốc tế "Trung Quốc +1", thâm nhập thị trường dễ dàng hơn nhờ nền tảng công nghệ thông tin phát triển thần tốc cùng với lợi thế cạnh tranh về giá và nguồn nhân lực dồi dào.
Bí quyết để thành công
Chia sẻ về thành công của Abera, ông Đồng Thanh Sơn cho biết, trước chinh phục thị trường thế giới, Abera đã xây dựng thương hiệu tại thị trường trong nước, sau đó tiến ra thị trường Đông Nam Á và từng bước mở rộng tới các thị trường lớn hơn. Một kinh nghiệm nữa được ông Sơn chia sẻ là sự cải tiến linh hoạt để phù hợp với từng thị trường. Từ bao bì, chất liệu, ngôn ngữ… đều phải có sự thay đổi để phù hợp với thị hiếu, văn hóa của nước bản địa.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc DH Foods cho rằng, để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài, trước tiên DN phải làm tốt ở thị trường trong nước. Cụ thể, sau khi phủ sóng khắp các siêu thị tại Việt Nam, DH Foods mới bắt đầu tính tới việc xuất khẩu. DH Foods đã chọn những thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc, châu Âu – là những thị trường ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm tự nhiên và có thể chấp nhận mức giá cao hơn một chút.
Ông Dũng tích cực tham gia các triển lãm quốc tế, đi tới các siêu thị để nghiên cứu xu hướng thị trường, từ đó xây dựng các sản phẩm phù hợp. DH Foods liên tục tung ra sản phẩm mới, có thời điểm có tới gần 200 sản phẩm, dù trong số 10 sản phẩm tung ra chỉ có 3-4 sản phẩm tồn tại, nhưng có sản phẩm trong nước không thích nhưng khách Trung Quốc lại thích, có sản phẩm Trung Quốc không thích nhưng lại được châu Âu đón nhận… Có nhiều sản phẩm, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Ông Dũng cũng lưu ý rằng, khi đi ra nước ngoài, DN sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ rất lớn với những yêu cầu rất khắt khe. “Năm ngoái, sau khi đi triển lãm tại Mỹ và Đức, tôi đã quyết định đưa nhà máy vào khu công nghiệp. Dù đang là thời điểm khó khăn, nhưng DH Foods vẫn quyết tâm làm để đạt được những chứng chỉ cao nhất để vào được các hệ thống siêu thị ở nước ngoài” – ông Dũng cho biết.
Từ kinh nghiệm hỗ trợ các DN Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử quốc tế, ông Trình chỉ ra một số rào cản khiến nhà bán hàng Việt Nam bị thất bại trên con đường bán hàng qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Đó là không nghiên cứu kỹ thị trường và chuẩn bị sản phẩm, không chú trọng xây dựng thương hiệu, tập trung quá nhiều vào quảng cáo và cân đối cơ cấu chi phí. Bên cạnh đó, việc các DN không chăm sóc khách hàng và xây dựng tệp khách hàng trung thành và tâm lý đòi hỏi có kết quả nhanh chóng cũng là yếu tố dẫn đến thất bại của các nhà bán hàng.
Theo đó, ông Trình khuyến nghị các DN cần chú trọng xây dựng thương hiệu toàn cầu, lựa chọn sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu và lên kế hoạch triển khai đồng bộ các kênh thương mại. Các DN cũng cần tối ưu lại sản phẩm sau các phản hồi của khách hàng, thay đổi bao bì phục hợp với thị trường mục tiêu, đồng thời nghiên cứu về chính sách lưu kho, vận chuyển, thuế quan của các quốc gia.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics