Muốn bước ra thế giới, doanh nghiệp nên tập trung R&D
Tăng đầu tư R&D và lợi ích Tổng thống Hàn Quốc thăm Trung tâm R&D của Samsung, đối thoại với thế hệ tương lai số |
TS Lương Việt Quốc và ông J.T VonLunen, Chủ tịch RMUS bên "siêu phẩm" Hera. Ảnh: NVCC |
Thưa ông, một trang web chuyên kinh doanh drone của Mỹ là SUASNEWS đã nhận xét “Hera hiện là thiết bị drone duy nhất trên thế giới có 12 ưu điểm vượt trội”. Xin ông chia sẻ đôi chút về điều này?
Khi được giới thiệu tại một triển lãm ở Mỹ, Hera đã gây choáng ngợp cho giới công nghệ với hàng loạt ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm đang hiện hữu trên thị trường. Cụ thể, Hera có kích thước nhỏ gọn, bỏ vừa ba lô để một người có thể mang theo dễ dàng, nhưng lại có sức nâng lên tới 15kg khi bay, tức là gấp 7 lần so với sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó, trong khi các drone trên thị trường chỉ có thể mang được 1 thiết bị thì Hera có thể mang được 3 thiết bị, nên sẽ vượt trội hơn về khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Để làm ra được một Hera ưu việt như vậy, hành trình hẳn là không hề dễ dàng, thưa ông?
Để có thể vượt lên phía trước thì luôn cần phải có thời gian tích lũy. Với RtR, khoảng thời gian đó là 8 năm. Trong đó, 3 năm đầu tiên là thời gian tìm tòi, học hỏi để biết thế giới đang làm gì; 3 năm tiếp theo là đuổi kịp và sản xuất ra sản phẩm tương tự như của thế giới và 2 năm còn lại là thời gian vượt lên.
Một công ty mới thành lập sẽ phải đối mặt với 3 khó khăn chính là tài chính, nhân lực và công nghệ. Trong số này, nếu xác định được gốc rễ và giải quyết được thì sẽ giải quyết luôn những khó khăn còn lại, nếu không sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Và tôi cho rằng thách thức lớn nhất chính là công nghệ, nghĩa là phải có phát minh. Khi đã phát minh ra được thứ vượt trội so với thế giới thì sẽ có người rót tiền vào công ty và sẽ có người giỏi tìm đến với mình.
Khách hàng của RtR đã mua Hera theo hình thức nào, thưa ông?
Đây là một câu hỏi rất hay, bởi hình thức bán như thế nào và bán cho ai là một sự khác biệt rất lớn. Khách hàng mua Hera là RMUS - một nhà phân phối drone chuyên nghiệp tại Mỹ với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này. RMUS đã ứng trước tiền cho RtR để sản xuất Hera. Đến nay, họ đã ứng trước theo tiến độ là 75%. Điều này nghĩa là họ hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm của mình. Trên website của RMUS, Hera được niêm yết giá là 58.000 USD.
Sau đơn hàng đầu tiên với RMUS, hiện RtR đang có rất nhiều khách hàng tiềm năng. Trong đó có 1 khách châu Âu cũng đã ứng tiền để đặt mua drone. Dự kiến trong 12 tháng tới, giá trị đơn hàng có thể lên tới vài chục triệu USD. RtR đang xây dựng nhà máy tại Khu công nghệ cao và sẽ đi vào vận hành từ năm 2024. Khi đó năng lực sản xuất sẽ tăng khoảng 10 lần, lên vài ngàn chiếc mỗi năm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Vậy định hướng của RtR trong tương lai là gì, thưa ông?
Tôi muốn RtR sẽ trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu và chế tạo drone quan trọng của thế giới. Và RtR sẽ tạo sự khác biệt ở 2 điểm. Thứ nhất là tính sáng tạo, có nghĩa sẽ là một trung tâm mạnh về phát minh, đưa ra những phát minh mới. Thứ hai là độ tin cậy về dữ liệu người dùng và năng lực cung ứng. Cơ sở để RtR thuyết phục khách hàng về những điểm này chính là khả năng làm chủ về thiết kế và công nghệ sản xuất, bởi toàn bộ thân máy và bo mạch điện tử đều do RtR thiết kế và sản xuất.
Lĩnh vực công nghệ đòi hỏi sự cải tiến và đi trước đối thủ một cách liên tục. Hera hiện đã là sản phẩm drone tốt nhất thế giới, nhưng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm cho nó tốt hơn nữa. Thế giới đang kỳ vọng sản phẩm drone sẽ có đủ thông minh để xử lý được vấn đề mà không cần phải có người điều khiển như hiện nay. Đây là một cuộc đua mà RtR mong muốn sẽ là một trong những công ty đầu tiên đưa ra được giải pháp.
Những kết quả đạt được ở thời điểm hiện tại là vô cùng ấn tượng, nhưng được biết ông cũng đã có một tuổi thơ rất vất vả. Ông có thể chia sẻ nhân duyên nào đã giúp bản thân vượt qua khó khăn để có được ngày hôm nay?
Người Việt thường hay nói về hai chữ “nhân duyên”. Trong đó “duyên” là những sự tình cờ, may mắn xảy ra mà cuộc đời ai cũng có thể gặp. Nhưng khi may mắn đến, mình có nắm bắt được hay không thì còn phụ thuộc vào “nhân”, tức là nội lực của mình. Trong suốt cuộc đời mình, hầu như tôi chưa ngừng học tập, đặc biệt là học tiếng Anh. Nhờ đó, tôi đã nắm được cơ hội nhận học bổng Fulbright du học tại Mỹ. Từ đó, tôi đã tiếp nhận được rất nhiều kiến thức chuyên môn và phát triển bản thân về mặt tư duy, kỹ năng…
Sau khi học xong Tiến sĩ và đã thành lập DN tại Mỹ, lý do gì ông lại quyết định trở về Việt Nam?
Cả Mỹ và Việt Nam đều có những thế mạnh riêng để phát triển công nghệ và tôi trở về vì muốn kết hợp những thế mạnh này lại. Thế mạnh của Mỹ là điều kiện tiếp xúc với công nghệ tốt hơn cũng như điều kiện để thấy được xu hướng phát triển của thế giới. Còn Việt Nam có điểm mạnh về tài nguyên con người. Kỹ sư Việt Nam không hề thua kém kỹ sư Mỹ. Việt Nam cũng có những chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Nhiều nước đã qua Việt Nam mở nhà máy và thuê kỹ sư Việt Nam làm cho họ bởi họ thấy được thế mạnh và muốn tận dụng chính sách.
Từ những thành công đã đạt được, ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ?
Trong lĩnh vực công nghệ, nếu muốn bước ra thế giới thì các DN nên tập trung R&D để có phát minh. Phải phát minh ra cái mới để vượt lên trên thế giới thay vì sao chép và làm những phiên bản giá rẻ. R&D chính là chìa khóa mang lại sự hùng mạnh cho các quốc gia. Nếu Việt Nam ngày càng có nhiều công ty lựa chọn con đường R&D và phát minh thì sẽ càng phát triển và vươn lên mạnh mẽ. Như trường hợp Hàn Quốc đã vượt lên trên Nhật Bản trong ngành điện tử nhờ có những phát minh vượt trội. Trung Quốc hiện cũng đã bắt đầu đi theo con đường này và đã có những sản phẩm cạnh tranh ở tầm thế giới. Với nguồn tài nguyên chất xám sẵn có, Việt Nam cũng hoàn toàn có thể làm được như vậy.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Doanh nghiệp linh hoạt khai thác cơ hội “vàng” xuất khẩu trong năm 2025
10:48 | 05/02/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp logistics lo tăng chi phí do giới hạn giờ lái xe
18:10 | 04/02/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025
16:24 | 04/02/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post chính thức cung cấp dịch vụ công tại Hà Nội
08:54 | 06/02/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
19:48 | 05/02/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Central Retail Việt Nam giảm giá hàng ngàn mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sau Tết
15:19 | 05/02/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ những thương vụ hợp tác lớn, hiện thực hoá giấc mơ doanh nghiệp Việt Nam hùng cường
20:47 | 30/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đêm giao thừa, Cảng Cát Lái đón 7 chuyến tàu container làm hàng
22:58 | 28/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tặng hàng nghìn phần quà Tết cho trẻ em, công nhân trước thềm năm mới
17:01 | 26/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, lợi nhuận tăng 58% so với 2023
13:47 | 25/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB lãi trước thuế tăng 25%, vượt kế hoạch năm
16:01 | 24/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
20:45 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
15:57 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
12:03 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ảnh hưởng bởi những bất ổn thương mại, giá vàng thế giới tiếp tục lập kỷ lục
Xử phạt trong việc kê khai tờ khai nhập khẩu
Trung Quốc khởi kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới
Viettel Post chính thức cung cấp dịch vụ công tại Hà Nội
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics