Kiến nghị làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm cán bộ gây chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công
Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội trả lời tại họp báo. Ảnh: H.Dịu |
Tại họp báo thông tin về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 19/5, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cho biết, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp này.
Theo ông Trần Văn Lâm, Quốc hội đã giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của Chương trình phục hồi trên trước ngày 31/3/2023. Tuy nhiên, quá trình triển khai chậm trễ nên sau ngày 31/3 vẫn còn số vốn rất lớn chưa được phân bổ. Theo quy định, số vốn này sẽ không được phân bổ tiếp mà đưa vào ngân sách dự phòng.
Nhưng đại diện Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cho hay, đây là số vốn rất lớn, nếu không được phân bổ tiếp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.
Do đó, các cơ quan tham mưu đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội tiếp tục xem xét tại kỳ họp này. Trường hợp nào đủ điều kiện phân bổ thì có thể được xem xét phân bổ nốt; nếu không đủ điều kiện thì đưa vào vốn dự phòng.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách cũng cho biết con số cụ thể, tổng số vốn đầu tư công theo chương trình phục hồi là 176.000 tỷ đồng, số đã phân bổ là khoảng 161.800 tỷ đồng, còn lại khoảng 14.100 tỷ đồng chưa phân bổ. Vốn của Chương trình phục hồi sau khi thẩm tra sẽ giao tiếp 13.000 tỷ đồng cho 45 dự án, còn lại hơn 700 tỷ đồng chưa đủ thủ tục thì huỷ dự toán.
Vốn đầu tư công trung hạn số chưa phân bổ còn 279.000 tỷ đồng và phần lớn trong số này sẽ được tiếp tục xem xét phân bổ. Theo ông Trần Văn Lâm, đây là số tiền rất lớn, nếu không được phân bổ tiếp thì sẽ đưa vào vốn dự phòng. Mặc dù đưa vào vốn dự phòng nhưng vẫn có thể được tiếp tục sử dụng trong giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên thủ tục để sử dụng vốn dự phòng sẽ bị kéo dài hơn nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá cán bộ. Ảnh minh họa |
Về xử lý trách nhiệm, ông Trần Văn Lâm nhấn mạnh, để chậm trễ như trên là hạn chế rất lớn, làm chậm quá trình đưa nguồn lực của đất nước vào sử dụng, đây cũng là lãng phí.
Do vậy, Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội kiến nghị Quốc hội xem xét, đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm khách quan, chủ quan, xem xét kiểm điểm các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu; báo cáo từng trường hợp cụ thể gây ra sự chậm trễ.
Trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Tổ trưởng tổ công tác số 1 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại Hội nghị trực tuyến với 5 địa phương là TPHCM, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng yêu cầu xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2023; tập trung khắc phục triệt để nguyên nhân chủ quan làm chậm tiến độ triển khai dự án; kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ, cũng như xử lý những trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân năm 2023 vì lý do chủ quan.
Thông báo nêu rõ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện ngay và chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt còn thiếu vốn trong nội bộ của địa phương theo quy định, để bảo đảm giải ngân hết số vốn đã được giao.
Trước đó, vào ngày 14/5, Tổ công tác số 5 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng đã kiểm tra, làm việc trực tiếp với tỉnh Đồng Nai; đồng thời làm việc trực tuyến với các tỉnh Bình Dương, Gia Lai, Phú Yên và Bình Định để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Tại những buổi làm việc này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị lãnh đạo các tỉnh phải tập trung vào giải quyết vấn đề tổng cầu của nền kinh tế; giải quyết các nút thắt, các thủ tục hành chính để đầu tư tư nhân phát triển; tăng cường giải ngân đầu tư công; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy sự phát triển.
Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp các kiến nghị và đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại văn bản gửi các bộ, cơ quan trung ương, các doanh nghiệp nhà nước về việc tăng cường quản lý, thanh toán để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 vào tháng 4 vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã nhấn mạnh yêu cầu rà soát tỷ lệ giải ngân từng dự án, đặc biệt là các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đánh giá lại tiến độ; kiên quyết điều chuyển số vốn không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân cao, dự án đã quyết toán hoàn thành, đã hoàn thành nhưng còn thiếu vốn.
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK