Kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra, đơn giản thủ tục
Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.H |
Nhiều điểm cải cách
Nội dung cải cách này được thể hiện tại dự thảo Nghị định kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, hiện đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi cũng như thẩm định của Bộ Tư pháp.
Cụ thể, đối với hàng hóa nhóm 2 được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy, dự thảo nghị định có nhiều điểm cải cách.
Đối với hàng hóa công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (biện pháp 2a) hoặc kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật (biện pháp 2b), hàng hóa có cùng tên gọi, mã số hàng hóa, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy thì được miễn kiểm tra chất lượng. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai mã số đăng ký bản công bố hợp quy trên tờ khai hải quan để làm thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định.
Đối với hàng hóa công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật (biện pháp 2c), hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, mã số hàng hóa, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, cơ sở sản xuất, nước xuất xứ với hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy thì được chuyển sang phương thức kiểm tra thông thường, phương thức kiểm tra giảm. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai mã số đăng ký bản công bố hợp quy trên bản đăng ký kiểm tra chất lượng để thực hiện thủ tục kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm.
Đối với hàng hóa nhóm 2 chưa được cấp mã số đăng ký bản công bố hợp quy, trường hợp hàng hóa công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (biện pháp 2a) hoặc kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật (biện pháp 2b), tổ chức, cá nhân nhập khẩu khai số tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra trên tờ khai hải quan để làm thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định.
Đối với hàng hóa công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật (biện pháp 2c), tổ chức, cá nhân được sử dụng kết quả giám định, chứng nhận hợp quy để thực hiện đăng ký bản công bố hợp quy; cơ quan Hải quan căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ của cơ quan kiểm tra và chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia tương ứng hoặc chứng nhận hợp quy để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định.
Trong khi đó, hiện nay Nghị định 74/2018/NĐ-CP thì đối với hàng hóa công bố hợp quy 2a, 2b cho phép doanh nghiệp được thực hiện kiểm tra chất lượng sau thông quan song về bản chất, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm tra như kiểm tra trước thông quan, phải thực hiện thử nghiệm mẫu ít nhất 3 lô hàng đối với một mặt hàng; đối với hàng hóa công bố hợp quy 2c, doanh nghiệp đã có chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn vẫn phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng tại cơ quan kiểm tra có thẩm quyền để làm cơ sở thông quan.
Do vậy, việc quy định như dự thảo Nghị định sẽ giải quyết triệt để bất cập đối với hàng hóa công bố hợp quy 2a, 2b, không để tồn tại tình trạng kiểm tra lại kết quả kiểm tra đối với hàng hóa công bố hợp quy 2c.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định đã quy định quy trình, thủ tục kiểm tra theo hướng đảm bảo vừa kế thừa những cải cách tại các văn bản dẫn trên, vừa đơn giản hơn quy định hiện hành, thể hiện thông qua việc doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai cách thức thực hiện thủ tục đối với nhóm hàng hóa này.
Nội dung này cũng phù hợp với yêu cầu cải cách 4 tại Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ban soạn thảo, việc kiểm tra theo mặt hàng giúp doanh nghiệp cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra, cắt giảm chi phí, thời gian thông quan. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, giúp cắt giảm nguồn lực thực hiện kiểm tra và tập trung để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Cải cách về trình tự kiểm tra đối với phương tiện, linh kiện nhập khẩu
Do phương tiện giao thông là hàng hóa đặc thù, thuộc trách nhiệm quản lý và kiểm tra của Cục Đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông vận tải) nên Bộ Tài chính đề xuất quy định một mục riêng đối với hàng hóa này nghị định, với các nội dung quy định đảm bảo kế thừa quy định và thực tiễn tốt đã được triển khai và cơ quan kiểm tra duy nhất là Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Ngoài trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hiện đang được Cục Đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông vận tải) triển khai; để đảm bảo thống nhất chung với các nguyên tắc, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, tại dự thảo có quy định cụ thể.
Đối với phương tiện nhập khẩu, về phương thức kiểm tra quy định tại dự thảo Nghị định và quy định hiện hành giống nhau bao gồm: kiểm tra chặt (kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật) và kiểm tra xác suất (kiểm tra hồ sơ kết hợp kiểm tra xác suất thực tế phương tiện).
Đối với các lô hàng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu, chỉ áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu lần đầu. Đối với các lô hàng đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và đã được cơ quan kiểm tra chất lượng đánh giá đạt chất lượng cơ sở sản xuất (đánh giá tại nguồn hay còn gọi là đánh giá COP) thì được miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Theo ban soạn thảo, lợi ích mang lại là rõ rệt khi công khai, minh bạch, chia sẻ dữ liệu thông tin về sản phẩm, hàng hóa giữa các cơ quan liên quan phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
Về phía doanh nghiệp cắt giảm thủ tục kiểm tra đối với linh kiện, phụ tùng nhằm cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa của doanh nghiệp, cụ thể: linh kiện, phụ tùng chỉ phải kiểm tra chặt lần đầu (thay vì kiểm tra chặt 100% như trước đây).
Về phía cơ quan kiểm tra, việc kiểm tra dựa trên đánh giá rủi ro, quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp cũng giúp Cục Đăng kiểm Việt Nam giảm bớt áp lực kiểm tra, tiết kiệm nguồn nhân lực, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra chuyên ngành.
Tin liên quan
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Thanh tra, kiểm tra tài chính là công cụ đắc lực trong quản lý tài chính - ngân sách
08:51 | 30/12/2024 Tài chính
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics