Không dễ để tiền lương cho lao động dệt may đủ sống
Công nghiệp 4.0: Lao động dệt may sẽ "ra đường"? |
Dù tiền lương tối thiểu được tăng từng năm với mức tăng theo từng vùng nhưng theo kết quả khảo sát người lao động vẫn chưa sống được bằng tiền lương. Ảnh: Xuân Thảo. |
Tăng lương nhưng vẫn chưa đủ sống
Theo kết quả khảo sát của Oxfarm Việt Nam và Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn thực hiện tại một số doanh nghiệp dệt may trong nước, với công nhân may, tiền lương thực tế là lương theo sản phẩm. Nếu không đủ số sản phẩm định mức để được lương tối thiểu, công nhân được bù lương. Khoảng 45% công nhân được hỏi cho biết thỉnh thoảng hoặc thường xuyên được bù lương trong năm. Với công nhân khác, tiền lương thực tế là lương thời gian và chỉ nhỉnh hơn lương cơ bản một chút.
Bên cạnh đó, khảo sát còn đưa ra những con số cho thấy hệ luỵ của lương không đủ sống: 69% công nhân cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình, 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương trong tháng, 37% cho biết họ luôn ở trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân hay hàng xóm để bù lấp thiếu hụt chi tiêu trong tháng.
Phát biểu tại buổi tọa đàm “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy”, do Oxfarm Việt Nam tổ chức ngày 26/2, bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Phó Giám đốc tổ chức Oxfarm tại Việt Nam cho biết, khảo sát ý kiến của quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp dệt may cho biết, việc tiền lương không đủ sống ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động lao động của các doanh nghiệp, đồng thời tiền lương cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng công việc của người lao động. Tiền lương thấp là kết quả của thương mại không công bằng trong chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu. Ngành may mặc là một ngành đầu tư sinh lợi lớn. Các nhãn hàng thời trang phát triển và nhanh chóng tăng doanh thu, đồng thời tìm cách tối đa hóa lợi nhuận và lợi tức cho cổ đông của họ. Trong khi các nước châu Á xác lập mức lương tối thiểu thấp để thu hút đầu tư nước ngoài, thì các nhãn hàng cũng đóng vai trò lớn trong việc duy trì mức lương thấp này bằng việc đàm phán không minh bạch để ép giá các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở các nước châu Á. Để đáp ứng đòi hỏi của nhãn hàng lớn, các nhà máy may buộc phải yêu cầu công nhân của họ làm việc nhiều giờ với mức lương thấp.
Hiện ngành dệt may ở Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công sản phẩm cho các công ty, thương hiệu thời trang nước ngoài. Các thống kê cũng cho thấy, giá trị gia tăng lợi nhuận từ khâu này thấp hơn nhiều so với khâu thiết kế và bán hàng.
Doanh nghiệp cũng khó
Như vậy, dù tiền lương tối thiểu được tăng từng năm với mức tăng theo từng vùng nhưng theo kết quả khảo sát người lao động vẫn chưa sống được bằng tiền lương. Lương của đa số công nhân may không đủ sống ở mức cơ bản nhất.
Ông Lê Đình Quảng,Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, hầu hết các nhãn hàng ngành may mặc đều trích phần tiền lương rất thấp. Nhiều doanh nghiệp coi công nhân là một phần của họ, họ muốn trả cho công nhân mức lương cao hơn, nhưng các nhãn hàng đối tác lại đưa ra đơn hàng với mức giá thấp hơn thì sẽ rất khó cho doanh nghiệp.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phí Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công ty may xuất khẩu Hà Thái (Hưng Yên) cho biết, việc tăng mức lương tối thiểu theo hàng năm của Chính phủ đã giúp nâng mức lương cơ bản cho người lao động. “Chúng tôi cũng rất muốn tăng nền lương cơ bản nhưng nếu tăng lương thì ngay lập tức mức đóng BHXH cũng sẽ tăng theo như vậy sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp. Để trả được lương như đúng nhu cầu của người lao động là không thể, bởi cùng với việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/1/2019, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như nguồn nguyên liệu của ngành dệt may hiện vẫn đang phải nhập khẩu chủ yếu từ các nước khác, năng suất lao động chưa cao, thiếu trầm trọng lao động có chất lượng cao. Trong khi đó, theo tôi được biết một số nước trong khu vực để hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may đã hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu sợi… Nếu chúng tôi cũng được giảm các loại thuế như trên thì mới có nguồn để tăng khoản chi cho lương và phúc lợi cho người lao động được”, ông Tùng phân tích.
Còn ông Đinh Quang Dũng, Trưởng phòng nhân sự và hành chính Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Quang Minh lại cho biết một thực tế khác, hiện nay giờ làm thêm đang được quy định là không quá 12 giờ/ngày, 30 giờ/tháng và 200 giờ/năm (đối với dệt may 300 giờ/năm). Vì quy định này, đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may vi phạm quy định do sức ép về thực hiện đơn hàng đúng hạn, nếu không sẽ bị phạt hợp đồng hoặc phải giao hàng bằng đường hàng không rất tốn kém. Khi khách hàng đánh giá, những doanh nghiệp vi phạm quy định về giờ làm thêm sẽ bị cắt hợp đồng. Nếu được sửa quy định này thì sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho doanh nghiệp dệt may, nếu doanh nghiệp dệt may không bị cắt hợp đồng thì việc đảm bảo việc làm cho người lao động và từ đó là nâng lương, nâng phụ cấp cho người lao động là điều các doanh nghiệp dệt may có thể dễ dàng thực hiện. Không nên lấy mức tăng lương tối thiểu hàng năm để làm căn cứ xây dựng thang, bảng lương chỉ mà chỉ nên là mức lương sàn để doanh nghiệp không được trả thấp hơn cho người lao động, có như vậy khi doanh nghiệp tăng lương cho người lao động sẽ không phải chịu tăng tiền đóng các khoản Bảo hiểm xã hội.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Xanh hóa” ngành dệt may, da giày: Động lực từ những thách thức
11:51 | 30/10/2024 Kinh tế
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK