Khống chế được dịch bệnh, Việt Nam sẽ giữ được xuất siêu kỷ lục
Thấp thỏm âu lo khi xuất siêu kỷ lục | |
Việt Nam xuất siêu gần 17 tỷ USD trong 9 tháng | |
Gạo Việt Nam xuất khẩu lập kỷ lục trên 1.000 USD/tấn |
| ||
Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê |
Ông đánh giá như thế nào về con số xuất siêu kỷ lục của 9 tháng năm 2020?
- Đây là một trong những con số rất đáng ghi nhận, có đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế trong 9 tháng đầu năm mà chúng ta đã đạt được là 2,12%. Kết quả này cũng sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế của cả năm 2020. Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh dịch Covid-19 như vậy, tại sao chúng ta lại có con số xuất siêu kỷ lục?
Có ba yếu tố để chúng ta xuất siêu. Thứ nhất, đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, tăng 20,2% (9 tháng năm 2019 tăng 16,4%).
Thứ hai, tuy các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn và truyền thống của Việt Nam giảm do tác động của dịch Covid-19, như xuất khẩu điện thoại và thiết bị 9 tháng đầu năm giảm 5,5%, xuất khẩu dệt may giảm trên 10,3% và xuất khẩu da giày giảm 8,8% nhưng chúng ta tăng trưởng kỷ lục vào những mặt hàng mới và mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Theo đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều giảm nhưng trong 9 tháng đầu năm chúng ta xuất khẩu gạo được 2,5 tỷ USD. Mặc dù về lượng chúng ta giảm 0,6% nhưng lại tăng tới 12% về giá trị. Đây là một trong những tín hiệu rất mừng cho nông sản Việt Nam. Còn đối với các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như điện tử máy tính và linh kiện, chúng ta lại xuất khẩu tăng 25,8%, máy móc thiết bị tăng 39,8%, do có hai mặt hàng mới là sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 57,4%, dụng cụ và đồ dùng thể thao tăng 59,5%.
Thứ ba là hiện chúng ta có 6 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN thì chúng ta tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao ở hai thị trường hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc.
Kết quả xuất siêu của 9 tháng đầu năm có sự đóng góp rất rõ ràng của các doanh nghiệp trong nước. Ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi này?
- Thực tế đóng góp vào xuất siêu cho đến nay chủ yếu vẫn là từ khu vực đầu tư nước ngoài. Con số xuất siêu 17 tỷ USD của năm 2020 đến thời điểm này đều có sự đóng góp tích cực từ hai khối: khu vực trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài. Trong 9 tháng đầu năm, mặc dù xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm 2,9% nhưng xuất siêu lại tăng 2 tỷ USD so với năm trước. Trong khi đó, khối doanh nghiệp trong nước có những bước tiến đáng kể, tuy vẫn còn nhập siêu. Theo đó, nhìn lại 9 tháng năm 2019 cho thấy, khu vực trong nước nhập siêu 19 tỷ USD, trong khi đó 9 tháng năm 2020 khu vực trong nước chỉ nhập siêu trên 10 tỷ USD. Như vậy năm nay nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước giảm 9 tỷ USD so với năm ngoái. Chính vì vậy con số xuất siêu kỷ lục 17 tỷ USD là do tác động tích cực cả khu vực kinh tế trong và ngoài nước.
Những năm gần đây chúng ta liên tục xuất siêu và năm sau cao hơn năm trước. Điều này sẽ đem lại những tác động tích cực như thế nào đến kinh tế nói chung và kinh tế 2020, thưa ông?
- Việt Nam là một trong những nước ký nhiều hiệp định FTA trong thời gian vừa qua. Khi chúng ta gia tăng việc ký kết hiệp định FTA với các nước thì cán cân xuất siêu sẽ nghiêng về phía Việt Nam. Cho đến thời điểm này, 13 hiệp định FTA đã có hiệu lực, trong đó hiệp định có hiệu lực mạnh nhất, được kỳ vọng nhất là hiệp định EVFTA vừa ký kết.
Nhập siêu và xuất siêu mang tính chất vừa tích cực, vừa tiêu cực. Đối với nhập siêu, nếu chúng ta nhập máy móc và khoa học kĩ thuật thì chúng ta sẽ tiếp thu được những công nghệ tiên tiến của thế giới, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và cạnh tranh được với sản phẩm của các nước. Bên cạnh đó nếu chúng ta nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, văn hóa thì chúng ta cải thiện về đời sống. Tuy nhiên, nhập siêu nhiều sẽ dẫn đến tiêu dùng của chúng ta sùng ngoại, có nghĩa là dùng nhiều hàng ngoại hơn hàng trong nước. Hơn nữa, nhập siêu cũng sẽ nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng đến nợ công, vì khi nhập siêu trong một thời gian dài, chúng ta phải sử dụng nhiều ngoại tệ dẫn tới Chính phủ phải sử dụng trái phiếu để bù đắp vào sự thiếu hụt đó dẫn đến nợ công. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ tài chính ở Hy Lạp vào năm 2009. Ngoài ra nhập siêu có tác động tiêu cực ở chỗ sẽ tác động đến khủng hoảng tài chính, thị trường chứng khoán và thất nghiệp trong nước. Chúng ta luôn luôn mong muốn xuất siêu vì nó tác động tích cực hơn, khi xuất siêu chúng ta sẽ có ổn định tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang muốn giữ ổn định đồng nội tệ để khôi phục và phát triển kinh tế khi dịch bệnh Covid-19 kết thúc. Điều này rất tốt bởi chúng ta cần có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế trong bối cảnh hậu Covid-19.
Có ý kiến cho rằng, xuất siêu có được một phần là do nhập khẩu giảm, trong khi nhập khẩu nguyên liệu là điều rất cần thiết cho sản xuất? Ý kiến của ông về vấn đề này?
- Tôi có suy nghĩ hơi ngược lại một chút. Khi chúng ta có con số xuất siêu kỷ lục như vậy, nhiều nhà kinh tế đều đặt câu hỏi: phải chăng chúng ta không nhập khẩu được nguyên liệu nên chúng ta xuất siêu? Tuy nhiên không phải như vậy.
Qua theo dõi cho thấy, xuất siêu của chúng ta là do khối doanh nghiệp trong nước đã chủ động tìm mọi giải pháp để thích ứng và có ứng phó rất phù hợp khi dịch Covid-19 xảy ra. Họ đã chủ động khai thác tất cả các nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên cho đến thời điểm này các ngành như diệt may, da giày... của chúng ta đã giảm, nhưng giảm không phải do chúng ta không nhập được nguyên liệu, mà nguyên nhân chính là do cho đến nay các đơn hàng ở các nước bị dịch bệnh chúng ta chưa ký kết được. Điều này không đáng lo, vì theo con số mà chúng tôi thu thập được cho đến thời điểm này, chúng ta nhập nguyên liệu cho sản xuất đạt 93,5%, có nghĩa chỉ giảm 0,03% so với năm trước, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp đã tự chủ động khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Có một dữ liệu ít người để ý đó là 9 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu vào châu Âu đang giảm so với cùng kỳ (9 tháng đầu năm 2019 tăng). Đây là một trong những dư địa khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Vừa rồi chúng ta đã xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như cà phê, gạo và trái cây vào thị trường EU. Chúng tôi tin tưởng rằng, khi khống chế được dịch bệnh từ nay đến cuối năm thì dư địa để xuất khẩu vào thị trường châu Âu là rất lớn, có nghĩa chúng ta tiếp tục giữ được xuất siêu kỷ lục. Điều này sẽ góp phần không nhỏ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế 2020 trong bối cảnh Chính phủ xác định xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng là ba mũi giáp công, ba động lực tăng trưởng chính của kinh tế 2020.
Trân trọng cảm ơn ông!
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nhất quán quan điểm của Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép”, kiên quyết phòng chống đại dịch Covid-19, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đồng thời, cần tranh thủ cơ hội, khởi động lại nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tận dụng cơ hội của thị trường thế giới do dịch Covid-19 tạo ra. Chúng ta cần có cơ chế, giải pháp chính sách mạnh mẽ, quyết liệt để tạo sức bật cho cả nền kinh tế, kích thích cả ba động lực tăng trưởng chủ yếu gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Thực hiện đồng bộ, nhất quán các giải pháp đó, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 có thể đạt từ 2-3% như nhận định của các tổ chức quốc tế. Chuyên gia kinh tế, Trưởng Bộ môn kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân Phạm Thế Anh: Việt Nam nằm trong nhóm dễ bị tổn thương khi GDP toàn cầu rơi mạnh trong qúy 2 với mức sụt giảm lớn hơn 10%, hiện tại, kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục sau khi các biện pháp phong tỏa hoặc giãn cách xã hội được gỡ bỏ. Tuy nhiên, rủi ro và bất ổn từ đại dịch chưa hết, GDP toàn cầu được dự báo giảm 4,5% trong năm nay trước khi tăng trở lại ở mức 5% trong năm 2021(OECD). Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hồi phục từ tháng 4 nhưng tốc độ hồi phục chậm dần; du lịch quốc tế gần như biến mất. Có thể nhận thấy, những biện pháp phòng chống sự tái bùng phát bệnh dịch đã cản trở đà hồi phục của kinh tế thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn thương. Nguyên nhân bởi khu vực phi chính thức lớn, kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, phụ thuộc vào khách du lịch quốc tế, tỷ lệ lạm phát và lãi suất vẫn còn cao, sức khỏe của hệ thống tài chính chưa vững, thâm hụt tài khóa và gánh nặng nợ cao trước đại dịch. Hiền Dịu (ghi) |
Tin liên quan
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiếp tục miễn, giảm thuế, phí từ đầu năm 2025
16:57 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics