Khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử
TPHCM dự kiến tiêm chủng vắc xin Covid-19 đợt 5 trong 2-3 tuần | |
Bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho 75 triệu người dân Việt Nam | |
TPHCM khởi động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 |
Hiện TP HCM đang triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho công nhân. Ảnh: Nguyễn Khôi |
Hết quý 1/2022, trên 70% dân số được tiêm vắc xin
Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 năm 2021-2022. Cơ quan này đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021. Hết quý 1/2022, trên 70% dân số được tiêm vắc xin.
Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19. Chiến dịch tiêm chủng này sẽ thực hiện tiêm 150 triệu liều vắc xin với 19.000 điểm tiêm được triển khai trên cả nước.
|
Để đảm bảo tiến độ tiêm và chất lượng vắc xin, Bộ Y tế quy định rõ thời gian vận chuyển vắc xin đến điểm tiêm chủng không quá 3 ngày sau khi có giấy chứng nhận xuất xưởng lô vắc xin và có 8 kho bảo quản vắc xin tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và 7 Quân khu (trong đó TPHCM và 8 địa phương khác bảo quản vắc xin tại kho của Quân khu 7). Bộ Y tế thành lập 19.000 điểm tiêm vắc xin trên toàn quốc. Bên cạnh đó, công tác điều hành các quy trình tiêm chủng đều được thực hiện trực tuyến, quản lý bằng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp quản lý công khai, minh bạch mọi hoạt động tiêm chủng như số liều được phân bổ, số người được tiêm, số liều còn lại. Bộ Y tế nêu rõ việc tổ chức tiêm chủng (ngoài hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có có thể bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động, bố trí tiêm chủng theo giờ đảm bảo giãn cách…). Các sở điều trị sẽ tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các bệnh viện Trung ương, tỉnh, thành phố, bệnh viện và trung tâm y tế cấp huyện tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm. Đặc biệt, các vùng đi lại khó khăn, ít nhất một đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm tiêm chủng. Các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố cũng phải dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực (tối thiểu 5 giường/bệnh viện) để sẵn sàng xử trí các trường hợp tai biến nặng sau tiêm.
Đăng ký tiêm vắc xin bằng 2 cách
Hiện nay các địa phương đang đồng loạt triển khai kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19. Tại Hà Nội, số lượng người trong độ tuổi cần tiêm (từ 18-65 tuổi) là hơn 5,1 triệu người. Theo ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nếu nguồn cung vắc xin bảo đảm, Hà Nội sẽ phấn đấu đạt tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày. Hà Nội cũng chủ động triển khai 824 điểm tiêm chủng, 1.000 dây chuyền tiêm chủng, mỗi dây 200 mũi/ngày, đồng thời huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp xảy ra các phản ứng sau tiêm chủng…
Hiện tất cả các phường, xã của Hà Nội đều đã tiến hành đăng ký tiêm chủng cho người dân. Theo đó, người dân có thể đăng ký tiêm vắc xin bằng 2 cách là đăng ký bản giấy tại phường, xã, sau đó cán bộ sẽ nhập các dữ liệu lên Sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) hoặc đăng ký online trực tiếp trên Sổ SKĐT và Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Tại TPHCM, theo dự kiến trong tháng 7/2021 sẽ nhận được 1.000.000 liều vắc xin từ nguồn tài trợ của Hoa Kỳ theo cơ chế Covax và 100.000 liều AstraZeneca từ nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Tổng cộng sẽ có khoảng 1.100.000 liều vắc xin phòng Covid-19 dành cho thành phố.
Dự kiến hoạt động tiêm chủng sẽ được diễn ra trong thời gian từ 2-3 tuần. Thành phố dự kiến sẽ lập điểm tiêm chủng tại 312 trạm y tế quận huyện và mỗi quận huyện sẽ tổ chức thêm 1 địa điểm tiêm chủng khác. TPHCM sẽ tổ chức 630 điểm tiêm chủng trong đợt này, dự kiến tiêm cho 120 người/điểm tiêm/ngày. Bộ Y tế cho biết, sẽ điều tới TPHCM 30 xe tiêm lưu động đặc chủng có sẵn thùng đựng vắc xin theo đúng quy cách bảo đảm an toàn và chất lượng của vắc xin, bàn tiêm... Các xe này sẽ đi đến từng hẻm, tiêm hết hẻm này thì sang hẻm khác.
Khuyến cáo cho người tiêm vắc xin Covid-19 Vắc xin AstraZeneca, do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất bởi SK Bioscience (SKBio) Hàn Quốc, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Theo khuyến cáo tạm thời của Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế thế giới, những nhóm đối tượng có thể được tiêm vắc xin Astrazeneca, cụ thể: Những người có bệnh lý nền, vì họ có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, gồm: béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường; những người đang chung sống với HIV hoặc mắc các bệnh tự miễn hoặc bị suy giảm miễn dịch (cần được bác sĩ tư vấn đầy đủ trước tiêm); những người đã từng mắc Covid-19. Vắc xin mRNA của Pfizer/BioNTech sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển. SAGE khuyến cáo đưa ra là ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi, gồm những người từ 65 tuổi trở lên; người từng mắc Covid-19; phụ nữ đang thời kỳ nuôi con bú. Ngoài ra, trẻ từ 12-15 tuổi mắc các bệnh đi kèm khiến trẻ có nguy cơ cao hơn đáng kể mắc Covid-19 nặng, cùng với các nhóm nguy cơ cao khác, có thể cần được tiêm chủng. Theo WHO, những cá nhân có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên dùng loại vắc xin này; trẻ dưới 12 tuổi không nên được tiêm chủng thường quy loại vắc xin này. Bộ Y tế cho biết, vắc xin Moderna của Mỹ nhưng có thể được sản xuất tại Tây Ban Nha, Pháp. Cơ sở sản xuất vắc xin Moderna khác có thể được thay đổi căn cứ vào khả năng cung cấp vaccine tại thời điểm cơ sở nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu vắc xin theo quy định. Vắc xin Moderna (còn có tên khác là Skipevax hay mRNA-1273). Theo SAGE, Moderna cũng như mọi vắc xin phòng Covid-19, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm chủng. Vắc xin Moderna được khuyến cáo tiêm cho những người mắc bệnh nền, gồm: Bệnh phổi mạn tính, bệnh lý về tim, béo phì nặng, đái tháo đường, bệnh gan và nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV); người đã từng mắc Covid-19; phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ SAGE đưa ra lưu ý, những người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên dùng loại vắc xin này hay vắc xin mRNA khác. Ngoài ra, không dùng vắc xin này ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu thêm.
|
Tin liên quan
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quy định bổ sung vi chất gây lãng phí và kém hiệu quả cho doanh nghiệp thực phẩm
10:09 | 23/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics