Khốc liệt cạnh tranh dịch vụ trung gian thanh toán
![]() |
Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam chiếm 14% tổng phương tiện thanh toán . Ảnh: ST. |
“Mảnh đất” màu mỡ
Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm 2018 do Topica Founder Institute (TFI) thực hiện cho thấy, tại Việt Nam, đến cuối năm 2017 đã có 4,4 tỷ USD rót vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và dự kiến tăng lên gấp đôi vào năm 2020. Kể từ năm 2018 đến nay, nhiều thương vụ mua và bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực trung gian thanh toán đã diễn ra. Điển hình như: Grab mua Moca, VinGroup mua MonPay, WechatPay hợp tác với ví Vimo của Nextech (Việt Nam), Vimo Technology JSC (nhà cung ứng ví điện tử) và mPOS Việt Nam (chuyên phát triển công nghệ điểm bán hàng) cũng sẽ sáp nhập và lấy tên mới là NextPay Holdings… Ngoài ra, còn phải kể tới nhiều ngân hàng cũng đã “nhắm” đến dịch vụ này như VPBank với ứng dụng YOLO, hay Ví Việt của LienvietPostBank, MSB có MEED, TPBank có QuickPay…
Có thể thấy, công nghệ tài chính (Fintech) đã phát triển rất nhanh, mạnh tại Việt Nam và đã xuất hiện đủ hình thức trung gian thanh toán từ ví điện tử, cho đến cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, thanh toán di động… Đây cũng là xu hướng phù hợp với định hướng tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đã được Chính phủ khuyến khích nhiều năm nay.
Đặc biệt, theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam mới chỉ chiếm 14% tổng phương tiện thanh toán, nhưng số lượng người dùng thanh toán di động tại Việt Nam đã tăng từ 37% năm 2018 lên 61% vào năm 2019 theo kết quả khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 do PwC công bố. Do đó, “dư địa” của trung gian thanh toán còn rất lớn, tạo thành “mảnh đất màu mỡ” cho các “đại gia” trong và ngoài nước tiếp tục dồn vốn mở rộng và phát triển.
Tìm đường cạnh tranh
Thực tế cho thấy, các dịch vụ trung gian thanh toán của mỗi DN lại đang có những hướng đi khác nhau, hướng tới khách hàng mục tiêu khác nhau. Ví dụ, dịch vụ của các ngân hàng thường dành cho các khoản giao dịch lớn, còn của các công ty Fintech lại phục vụ các giao dịch có giá trị nhỏ hơn nên ít thao tác, nhanh và gọn hơn khi thanh toán qua Internet Banking (ngân hàng trực tuyến) hay Mobile Banking (ứng dụng ngân hàng trên điện thoại) mà các ngân hàng cung cấp. Đặc biệt, số lượng người dùng ví điện tử ngày càng tăng nhờ vào những giải pháp liên kết giữa ngân hàng và DN Fintech, cùng với đó là khuyến mãi, ưu đãi liên tục.
Các chức năng cơ bản của ví điện tử là có thể nhận/chuyển tiền, thanh toán các loại hóa đơn, mua sắm và tiêu dùng. Tuy nhiên, chính vì sự đa dạng này mà thị trường trung gian thanh toán có sự cạnh tranh khốc liệt, nên tùy vào nguồn vốn, chiến lược hướng đến dải khách hàng (người dùng) muốn nhắm vào, mỗi loại ví điện tử tại Việt Nam hiện nay đều vạch ra những “lối đi riêng”. Tiêu biểu như ví điện tử Momo đã liên kết với các siêu thị như Co.opmart, Lottemart, Cirlcle K, Family Mart, Ministop… cùng ưu đãi hoàn tiền từ 3-5% cho người dùng. Nhờ đó, tính đến hết năm 2018, Momo đã có gần 10 triệu người dùng, hợp tác với hơn 10.000 đối tác trong nhiều lĩnh lực khác nhau cùng hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán. Ông Phạm Thành Đức, Tổng giám đốc MoMo cho hay, Momo có được nguồn lực tài chính và sự hỗ trợ từ Warburg Pincus (quỹ đầu tư toàn cầu của Mỹ) nên đã thay đổi được “cuộc chơi”, xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số để thúc đẩy tài chính toàn diện và tạo cơ hội để các dịch vụ tài chính kỹ thuật số có thể đến tay bất kể người dùng Việt Nam nào.
Tương tự, Payoo cũng đang đi theo hướng B2B (hoạt động giao dịch, mua bán giữa DN với DN), không chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng của chính mình, Payoo còn cung cấp hạ tầng ví điện tử/các phương thức trung gian thanh toán để kết nối với các DN lớn nhằm tạo kênh thanh toán hiện đại cho khách hàng của các DN này, cụ thể là dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, viễn thông…
Ngoài ra, sự kết hợp giữa Grab và Moca (ví GrabPay by Moca) cũng được đánh giá là đối thủ “sừng sỏ” của các ví điện tử. Bởi Moca cho phép người dùng thanh toán nhiều dịch vụ tiện lợi, sát nhu cầu sinh hoạt như vận chuyển, đi lại, giao hàng, đặt thức ăn… Tương tự đó là ví điện tử ViettelPay (của Viettel), AirPay (của Foody, Now, Shopee, Garena)... mỗi ví đều có thế mạnh và phân khúc khách hàng riêng…
Mặc dù phát triển rầm rộ nhưng hiệu quả và lợi nhuận của các ví điện tử vẫn còn nhiều dấu hỏi. Bên cạnh đó, sự phát triển quá “nóng” có thể dẫn đến một hệ lụy là quản lý không hết. Vì thế, thị trường hiện còn xuất hiện một vài ví điện tử “chui”, hoạt động phi pháp theo kiểu đa cấp, lừa đảo người tiêu dùng. Như mới đây, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã thừa nhận, không có tổ chức nào có dịch vụ ví điện tử có tên gọi là Pay Asian, nhưng website của ví điện tử này tính đến ngày 12/8 vẫn hoạt động, với lời quảng cáo làm giàu nhanh chóng thông qua đồng tiền điện tử Paya.
Tin liên quan

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay
22:24 | 26/02/2025 Kinh tế

Cổ đông Eximbank thông qua bầu thành viên Ban Kiểm soát và sửa điều lệ
22:24 | 26/02/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Chuyên gia kinh tế nói gì về quyết định tăng giá điện của EVN?

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
