Khó - dễ việc tính toán lại GDP
Việc đánh giá lại quy mô GDP là nhiệm vụ cần thiết, bởi trong quá trình biên soạn chỉ tiêu GDP ở bất cứ quốc gia nào luôn có những vấn đề phát sinh cần phải rà soát, đánh giá lại cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Không tính kinh tế ngầm, kinh tế bất hợp pháp
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, thời gian qua, nguồn thông tin đầu vào phục vụ việc biên soạn, tính toán chỉ tiêu GDP hàng năm chưa đầy đủ, cần được bổ sung cập nhật. “Đơn cử, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được phản ánh kịp thời, đầy đủ trong dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, việc đánh giá lại là một yêu cầu khách quan, tự thân của Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Mục đích quan trọng nhất là qua đó có thể đưa ra bức tranh xác thực, đầy đủ nhất về quy mô GDP, các vấn đề, sự thay đổi cùng hàng loạt yếu tố liên quan. Đây là thông tin đầu vào phục vụ việc nghiên cứu, so sánh, điều hành, ra quyết định của cấp quản lý vĩ mô”, ông Lâm nói.
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam. Năm 2013, Tổng cục Thống kê đã công bố thực hiện đánh giả lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008-2012, khi đó GDP tăng khoảng 9%. Tuy nhiên, lần đánh giá lại quy mô GDP thời điểm đó chỉ tập trung đánh giá lại ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản, thay đổi phân ngành kinh tế từ Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 sang Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam năm 2007. Còn trong lần thu thập thông tin để thống kê, đánh giá lại quy mô GDP này sẽ “quét” hết thông tin ở tất cả các ngành, các lĩnh vực thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Bích Lâm, việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp vì không có khả năng thu thập thông tin. Trong những lần thực hiện thống kê lại GDP giai đoạn trước có hai ngành và lĩnh vực không được thực hiện là khối kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an vì không có thông tin. “Lần này cuộc tổng điều tra quy mô thực hiện một cách khá toàn diện và do chính Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định nên Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đều phải báo cáo, thực hiện hoạt động điều tra và gửi kết quả điều tra tổng hợp cho nền kinh tế nên chúng tôi bổ sung thêm được nhiều thông tin”, ông Nguyễn Bích Lâm thông tin.
Về sự cần thiết phải đánh giá lại quy mô GDP trong quá trình sản xuất thông tin thống kê, ông Robert Dippelsman, Phó trưởng Phòng Thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, phía IMF đã cử một đoàn công tác sang Việt Nam để giúp rà soát phương pháp đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam. “IMF muốn Việt Nam có thể nắm bắt được tất cả các số liệu thống kê liên quan đến các DN mới, các DN vừa và nhỏ, các DN nước ngoài mà trước đây có thể trong quá trình thống kê về GDP chưa tính được hết và chưa cập nhật được đầy đủ những số liệu này, để đảm bảo bao phủ 100% hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Việc rà soát, cập nhật số liệu thống kê về GDP là một việc làm bình thường. Đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển và có tốc độ thay đổi nhanh như Việt Nam thì việc thống kê và rà soát lại GDP là rất cần thiết”, ông Robert Dippelsman nói.
Nhiều doanh nghiệp không hợp tác
Chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn của lần đánh giá lại quy mô GDP này, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, bên cạnh sự ủng hộ, hợp tác của nhiều đơn vị, DN thì cơ quan Thống kê cũng gặp và phải khắc phục một số khó khăn do không ít cơ quan, nhất là DN đã không hợp tác, thậm chí gây khó cho cán bộ, điều tra viên. Hậu quả là cơ quan Thống kê phải mất thêm thời gian và phải dùng các biện pháp khác. Nhưng các tồn tại đó vẫn có thể gây sai lệch, ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin đầu vào cũng như xử lý dữ liệu của ngành.
Đại diện Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lần đánh giá lại quy mô GDP này Tổng cục Thống kê sẽ kết hợp với dữ liệu từ Tổng cục Thuế về thông tin DN nên mọi biến số sẽ rất đầy đủ. Theo đó, sẽ bổ sung thêm thông tin của hơn 70.000 DN. Điều này sẽ giúp đánh giá đúng về nền kinh tế, sức khỏe của DN, từ đó giúp các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp.
Mặc dù khẳng định hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần phải rà soát đánh giá lại tốc độ tăng trưởng GDP của mình, đại diện IMF cũng nhấn mạnh, đối với một quốc gia có tốc độ thay đổi nhanh như Việt Nam thì việc này sẽ khó khăn hơn. “Tổng cục Thống kê hiện nay có một nhiệm vụ rất khó khăn, đó là phải phối hợp được với tất cả bộ, ngành, cơ quan để làm sao rà soát, đánh giá và đảm bảo độ bao phủ 100% như mong muốn của mình trong lần rà soát này”, ông Robert Dippelsman lưu ý. Còn ông Emnanuel Manolikakis, chuyên gia tư vấn của IMF thì cho rằng, đối với các quốc gia đang phát triển, thách thức lớn nhất là làm sao có thể nắm bắt được tất cả các số liệu của các DN một cách kịp thời và đầy đủ, trong khi các DN này đang phát triển với tốc độ khá nhanh.
Theo các chuyên gia, kết quả đánh giá lại quy mô GDP sẽ tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế, đó là, tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người, từ đó tác động đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn tiếp theo. Kết quả đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017 cũng là căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới cũng như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2020-2025.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:
Chỉ số GDP, cơ sở để tính năng suất lao động cũng đang chưa được tính toán đầy đủ, còn bỏ sót nhiều. Do đó, vừa qua, Tổng cục Thống kê với sự giúp đỡ của IMF đã tính toán lại GDP, dự kiến sau khi tính toán lại đầy đủ quy mô GDP thì chỉ số năng suất lao động của Việt Nam sẽ cao hơn. |
Tin liên quan
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics