Khó chặn triệt để thuốc lá lậu
Thuốc lá lậu do Hải quan Đồng Tháp phối hợp với lực lượng Công an bắt giữ. Ảnh: Văn Hơn |
Thuốc lá lậu bùng lên sau dịch
Theo đánh giá của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, tình hình buôn lậu thuốc lá đã diễn biến phức tạp trở lại kể từ cuối năm 2021, đầu năm 2022 sau thời gian giãn cách xã hội.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, bị tác động rất lớn từ thuốc lá lậu, ông Vũ Duy Hòa, Phó Giám đốc Công ty Thuốc lá Sài Gòn cho biết, trong thời điểm chống dịch, do thuốc lá nhập lậu khó xâm nhập vào Việt Nam, nên thị phần thuốc lá tiêu thụ trong nước của doanh nghiệp tăng mạnh, với mức tiêu thụ 15-17 triệu gói/tháng, tuy nhiên trong thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ thuốc lá nội địa lại giảm mạnh. “Nếu thời gian chống dịch, thuốc lá Hero có giá 25.000-30.000 đồng/gói, Jet 40.000 đồng/gói thì nay giá Hero còn 15.000 đồng, Jet 18 .000 đồng. Qua đó có thể thấy thuốc lá lậu đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất của doanh nghiệp trong nước” - ông Hoà nhận định.
Đánh giá về giải pháp ngăn chặn thuốc lá lậu, theo ông Vũ Duy Hòa, có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá cần nâng cao chất lượng, đáp ứng được “gu” của người tiêu dùng để cạnh tranh cùng thuốc lá lậu, nhưng điều này không dễ thực hiện. Bởi vì, theo phân tích của ông Hòa, thuốc lá sản xuất trong nước phải chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt... nếu sản phẩm bán khoảng 14.000 đồng tiền thuế chiếm hết 7.000 đồng. Trong khi đó, thuốc lá lậu Jet giá 18.000 đồng, nếu có thuế bán giá 36.000 đồng/gói. Với chi phí giá thành 7.000 đồng/gói, doanh nghiệp trong nước không thể nào làm ra sản phẩm có chất lượng và bán với giá 18.000 đồng như thuốc lá Jet nhập lậu.
Đại diện Công ty BAT- doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng, thuốc lá lậu lợi nhuận cao, dễ lôi kéo người dân tham gia. Đơn cử, lợi nhuận thu được từ một bao thuốc lá Jet nhập lậu từ biên giới khoảng 7.000 - 8.000 đồng, cao gấp 3 lần so với các sản phẩm thuốc lá hợp pháp cùng phân khúc. Nghiêm trọng hơn, thuốc lá được nhập khẩu bất hợp pháp vào nước ta không rõ nguồn gốc xuất xứ, không kiểm soát được chất độc hại bị cấm sử dụng, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thuốc lá lậu còn không phải thực hiện cảnh báo sức khoẻ theo quy định.
Nhiều loại thuốc lá lậu mới
Theo nhận định của các doanh nghiệp, hiện nay, thuốc lá thế hệ mới đang xâm nhập thị trường ngày càng mạnh mẽ. Theo dữ liệu khảo sát thị trường, ước tính thế hệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá thế hệ mới trong năm 2021 là 1%, tức khoảng 280.000 sản phẩm, trong đó 90% là sản phẩm thuốc lá điện tử, còn lại là sản phẩm thuốc lá làm nóng. Tất cả thuốc lá thế hệ mới đều là hàng nhập lậu qua biên giới hoặc mua bán trên các trang thương mại điện tử, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong nước...
Quản lý địa bàn được đánh giá nổi cộm về buôn lậu thuốc lá, ông Phạm Đức Chinh, Cục trưởng Cục quản lý thị trường (QLTT) Long An cho biết, chỉ tính riêng từ năm 2021 đến nay, QLTT Long An đã bắt giữ trên 2 triệu bao thuốc lá lậu. Bên cạnh thuốc lá lậu, một thực trạng đáng lo ngại khác là thuốc lá giả nhãn hiệu 555 và Craven ngay tại biên giới. Đối tượng làm giả thuốc lá từ Campuchia, đưa về Việt Nam tiêu thụ. Nghiêm trọng hơn, thuốc lá được nhập khẩu bất hợp pháp vào nước ta không rõ nguồn gốc xuất xứ, không kiểm soát được chất độc hại bị cấm sử dụng, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, những năm gần đây đây xuất hiện tình trạng vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam nhưng trên bao bì dán tem thuốc lá Việt Nam để qua mặt các cơ quan chức năng.
Theo lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Long An, Đồng Tháp, hiện QLTT còn gặp khó khăn trong xử lý bắt giữ thuốc lá lậu vì đa số là vắng chủ. Do vậy, đơn vị này đề nghị Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét rút ngắn thời gian xử lý tang vật vi phạm đối với các trường hợp không xác định được chủ sở hữu, thay vì phải chờ 1 năm như hiện nay.
Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan như đường biên giới phức tạp với nhiều đường mòn lối mở, phương thức vận chuyển của các đối tượng ngày càng đa dạng, tinh vi, hay việc lợi dụng cư dân sống ở vùng biên giới trung chuyển… cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng: Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng trong việc kiểm soát tình hình. Các đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu thường đối phó bằng cách vận chuyển mỗi lần dưới 1.500 bao để tránh bị xử lý hình sự.
Do lợi nhuận thuốc lá lậu quá cao nên đối tượng buôn lậu bất chấp mọi thủ đoạn. Để công tác chống thuốc lá lậu hiệu quả cần có chế tài mạnh, hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ thống nhất; tiếp tục hoàn thiện các văn bản có liên quan. Bên cạnh đó, các đơn vị chống buôn lậu trên tuyến biên giới đề nghị, cần có cơ chế chính sách thu hút đầu tư trên tuyến biên giới nhằm tạo điều kiện cho người dân có thu nhập, không tiếp tay cho buôn lậu. Đồng thời, kiến nghị Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá nên trích một phần quỹ và phối hợp Ban Chỉ đạo 389 địa phương.
Các doanh nghiệp thuốc lá đề xuất chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá để cho các doanh nghiệp hồi phục sau đại dịch Covid-19, tránh việc tăng sốc gây bất ổn thị trường cũng như tạo thêm khoảng trống cho thuốc lá lậu. Các doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ cân nhắc lộ trình phù hợp với Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, tức việc tăng thuế chỉ nên cân nhắc từ năm 2024 trở đi, giúp doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá hợp pháp tăng cường sức cạnh tranh và tạo ra sự bền vững về an sinh xã hội. |
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
11:46 | 23/11/2024 An ninh XNK
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Pháo nổ, pháo hoa đến hẹn lại “nóng”
08:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics