Huawei vấp trở ngại mới
Sau khi Mỹ, Nhật Bản, Australia và New Zealand cấm việc sử dụng các sản phẩm cơ sở hạ tầng mạng của Huawei, còn Đức tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát, thì Pháp hiện cũng đang trở thành một đất nước không mấy thân thiện với tập đoàn Trung Quốc này. Pháp sẽ không “cấm cửa” Huawei. Thay vào đó, quốc gia này, vốn có đầy đủ các biện pháp bảo vệ an toàn cho các bộ phận quan trọng trong hệ thống mạng viễn thông, đang cân nhắc việc bổ sung nhiều mặt hàng vào danh sách “cảnh báo cao”, trong đó chủ yếu nhắm vào các mặt hàng của Huawei.
Giám đốc điều hành Stephane Richard của hãng viễn thông lớn nhất nước Pháp Orange nói rằng hãng này sẽ không sử dụng thiết bị của Huawei trong hệ thống mạng 5G của họ ở Pháp bởi “lời kêu gọi phải thận trọng của các nhà chức trách Pháp”.
Hai hãng viễn thông khác của Pháp là Bouygues Telecom và Altice’s SFR cho biết họ sẽ trông cậy vào sự chỉ dẫn của Cơ quan bảo vệ hệ thống thông tin quốc gia Pháp (Anssi) để lựa chọn những nhà cung cấp 5G. Anssi đang yêu cầu quyền truy cập đầy đủ vào hệ thống công nghệ của các nhà cung cấp tiềm năng - bao gồm bo mạch chủ, bản vẽ ban đầu, khóa mã hóa và các dòng mã - nói ngắn gọn là các bí mật công nghiệp của họ. Các chuyên gia cho rằng những nhu cầu như vậy sẽ chỉ tăng lên.
Không giống các nhà cung cấp như Nokia Oyj, Cisco Systems Inc. và Ericsson AB, Huawei đã không gửi các thiết bị của mình đi giám sát để được cấp giấy chứng nhận cho các thành phần quan trọng. Điều đó thực tế đã “truất quyền”cạnh tranh của tập đoàn này.
Mất đi khả năng tiếp cận thị trường của nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) sẽ là một “đòn đau” đối với Huawei sau một loạt lệnh cấm và rắc rối, gần đây nhất là vụ bắt giữ Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu, con gái của tỷ phú Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập Huawei. Bà Mạnh Vãn Chu, người bị Mỹ cáo buộc đã nỗ lực che giấu các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, đã bị giam giữ trong một nhà tù ở Canada suốt hơn 10 ngày trước khi được tại ngoại hôm 12/12.
Huawei, vốn bán điện thoại thông minh, thiết bị mạng như ăng-ten, bộ định tuyến và phần mềm cho hệ thống mạng ảo ở thị trường Pháp, đã coi Pháp là một trong những thị trường quan trọng nhất của họ. Châu Âu, Trung Đông và châu Phi năm ngoái đã mang lại 27% tổng doanh số, trong khi ở châu Mỹ chỉ là 6,5%. Huawei đã và đang nỗ lực hết mình để tránh sự truy cập nguồn gốc ở Pháp, một trong năm quốc gia đầu tiên mà công ty này thực hiện các thử nghiệm 5G – vượt xa sự đảm bảo cho việc triển khai thương mại.
Với những nỗ lực ngoại giao mềm, Huawei đã mua các bài quảng cáo trên báo chí để giới thiệu về sự hiện diện suốt 16 năm của mình tại Pháp, với số nhân công địa phương lên đến 1.000 người cùng sự hợp tác với các trường đại học. Trong giải vô địch World Cup, họ đã thuê siêu sao Antoine Griezmann trở thành gương mặt đại diện cho hãng điện thoại thông minh của mình, và hình ảnh của họ xuất hiện tràn lan trên các bảng quảng cáo khổng lồ ở trung tâm Paris.
Vào tháng 9, tập đoàn này đã giành được sự hợp tác công nghệ với hãng Opera de Paris do nhà nước hậu thuẫn. Tuy nhiên, tất cả những điều đó cũng không thể giúp công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này thoát khỏi việc giám sát kỹ lưỡng. Dù vậy, không giống như Mỹ nhắm mục tiêu vào điện thoại thông minh Huawei, Pháp lại đang tập trung vào các thiết bị mạng. Pháp đã thiết lập sự phối hợp giữa các dịch vụ liên quan đến nhà nước, kiểm tra các biện pháp bảo vệ hiện có và cân nhắc các biện pháp bảo vệ mới. Mạng 5G trong tương lai được coi là mối rủi ro hệ thống.
Pháp hiện đang xem xét việc yêu cầu một quy trình đủ điều kiện không chỉ cho các lõi mạng mà còn cho các tháp vô tuyến điện. Hôm 1/12, Chính phủ Pháp đã thông qua một nghị định về kiểm soát chặt chẽ hơn, hoặc thậm chí cấm, việc đầu tư nước ngoài và các thiết bị nhạy cảm. Huawei chưa bao giờ được đề cập đến nhưng cũng không có câu hỏi nào về việc họ có bị nhắm đến hay không...
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK