Hoạt động cải cách rất tích cực nhưng không đồng đều
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS. Lê Duy Bình (ảnh), chuyên gia kinh tế, Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế Economica Việt Nam cho rằng, chúng ta nên tiếp cận cải cách thủ tục hành chính theo phương pháp tổng thể là cải thiện Chi phí Tuân thủ pháp luật để đạt được kết quả được bao trùm, trúng đích và hướng tới lợi ích lâu dài.
Ông có nhận định như thế nào về những điểm mới trong cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam hiện nay?
Thời gian qua, Chính phủ đã có cách tiếp cận mới về thủ tục hành chính, rất toàn diện, có chiều sâu ở tất cả bộ, ngành, địa phương; sử dụng theo các phương pháp luận của quốc tế, sử dụng các chỉ số gắn với thực tiễn DN, của nhà đầu tư từ việc khởi sự kinh doanh cho tới việc xin giấy phép, tiếp cận tín dụng, các thủ tục về thuế, hải quan. Điều này cho phép đo lường chi tiết cũng như tạo sự so sánh cụ thể giữa chỉ số của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thời gian gần đây, công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, cho thấy độ quyết tâm rất mạnh mẽ của Chính phủ. Đây là điều hết sức đáng khích lệ.
Với những điểm mới quan trọng như vậy, độ lan tỏa của việc cải cách này tới các bộ, ngành, địa phương và DN như thế nào, thưa ông?
Hoạt động cải cách là rất tích cực ở nhiều bộ, ngành, địa phương, nhưng mức độ không đồng đều. Trong bức tranh tổng thể, có những mảng màu sáng, nhưng có cũng có những điểm cần cải thiện. Nhiều bộ, ngành rất trách nhiệm, tích cực, nghiêm túc thực hiện, thực sự mong muốn cải cách dựa trên lợi ích của người dân và DN. Ví dụ, ngành Hải quan, Thuế đã được cộng đồng DN đánh giá rất cao trong việc cải cách thủ tục hành chính như giảm thời gian, đơn giản hồ sơ, giấy tờ, thủ tục cũng như đẩy mạnh thực hiện các thủ tục qua mạng… Song nhiều bộ, ngành lại chỉ thực hiện theo các yêu cầu tối thiểu, chậm chạp trong việc nâng cao chất lượng các văn bản, quy định pháp luật. Chính vì thế, một số nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như nhiều tổ chức độc lập cho thấy mức độ cảm nhận khác nhau của cộng đồng DN về hiệu quả và tốc độ cải cách của các bộ, ngành và lĩnh vực.
Theo ông, thời gian tới việc cải cách thủ tục hành chính nên chú trọng vào vấn đề nào?
Hiện ở Việt Nam, việc cải cách vẫn tập trung vào thủ tục hành chính để phù hợp với bối cảnh nước ta, nhưng khi hội nhập sâu, chúng ta phải tiệm cận sâu hơn tới khái niệm quốc tế nhằm bao quát nhiều lĩnh vực hơn. Vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới đã dựa trên Chi phí Tuân thủ pháp luật, dù bao hàm rộng hơn nhưng cốt lõi vẫn là Chi phí Tuân thủ thủ tục hành chính.
Thực tế là Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 đã đặt mục tiêu nâng xếp hạng Chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật lên từ 5-10 bậc, năm 2019 phải lên ít nhất 2 bậc. Chi phí này tính được cụ thể, có công thức khoa học với nguyên tắc không quá phức tạp để tính toán được thời gian cũng như chi phí mà DN phải bỏ ra, từ đó lượng hóa được chi phí mà DN tiết kiệm được khi một thủ tục nào đó được cắt giảm. Cách tính chi phí này sẽ có tác động trực tiếp lên tất cả bộ, ngành; việc tiếp cận theo hướng này sẽ giúp nhiều bộ, ngành, cơ quan công quyền khác tham gia triệt để vào quá trình cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân và DN. Điều này sẽ khiến các bộ, ngành buộc phải đặt mục tiêu giảm bớt các quy định pháp luật không ý nghĩa, không cần thiết, không phù hợp hơn là mục tiêu ban hành thêm các văn bản, quy định pháp luật.
Để những cải cách, cải thiện thủ tục hành chính cũng như chi phí tuân thủ pháp luật được hiệu quả, theo ông phải làm thế nào?
Hiện nay, một số bộ ngành vì một số “lợi ích” nên vẫn cố gắng giữ lại không ít thủ tục, quy định gây phiền hà cho DN. Những chi phí này tưởng nhỏ nhưng không nhỏ. Nếu áp dụng phương pháp Chi phí Tuân thủ pháp luật, chi phí cho toàn bộ cộng đồng DN sẽ hiện lên rất cụ thể. Điều này rõ ràng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của người dân và DN. Chúng ta phải tính đến lợi ích lâu dài hơn là các lợi ích trực tiếp thu được từ nguồn thu từ phí và lệ phí. Chi phí Tuân thủ pháp luật thấp sẽ có tác động tích cực, trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó tăng mức đóng góp cho ngân sách nhà nước. Việc giảm phí đăng ký kinh doanh từ 200.000 đồng xuống 100.000 đồng là một ví dụ sinh động về việc các bộ, ngành hy sinh những lợi ích ngắn hạn vì những lợi ích dài hạn cho toàn bộ khu vực DN.
Do vậy, để các bộ, ngành nâng cao mức độ tuân thủ, bên cạnh việc chỉ đạo quyết liệt, Chính phủ nên có cơ quan chuyên trách, như Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính hiện nay để đóng vai trò thúc đẩy, tham mưu việc cải cách và giám sát quá trình thực hiện. Bộ Tư pháp với chức năng và nhiệm của mình sẽ đóng vai trò hướng dẫn về chi phí tuân thủ pháp luật, phương pháp cắt giảm, đồng thời theo dõi, báo cáo, tổng hợp về tình hình thực hiện. Ngoài ra, chúng ta cũng nên xây dựng một cơ quan độc lập nhưng phải có quyền hạn nhất định để yêu cầu các cơ quan chức năng cắt giảm thủ tục, giấy tờ, từ đó giúp tăng hiệu quả giám sát và theo dõi việc thực hiện. Những mô hình như Ủy ban Năng suất quốc gia của Australia là một ví dụ đáng tham khảo. Ủy ban này có quyền hạn yêu cầu cắt bỏ các văn bản pháp luật không phù hợp, không cần thiết, không mang lại lợi ích cho DN và người dân.
Nhìn chung, với hàng nghìn văn bản quy phạm được ban hành mỗi năm như hiện nay, việc cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ pháp luật phải là nỗ lực của tất cả bộ, ngành và địa phương chứ không thể là nhiệm vụ riêng của Bộ Tư pháp. Quá trình thực hiện phải xuyên suốt từ các cấp lãnh đạo cho tới cán bộ thực thi, phải dựa trên các phương pháp luận tiên tiến, các thông lệ quốc tế và được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK