Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư theo hình thức PPP
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Ảnh: ST |
Phương án tài chính của dự án PPP?
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) được ban hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý chung, có hiệu lực cao, lâu dài, ổn định hơn cho việc thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam. Theo Bộ Tài chính, Luật PPP cơ bản đã quy định chi tiết các nội dung cần quản lý trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP. Tuy nhiên, riêng đối với các nội dung quản lý cần sự linh hoạt trong triển khai áp dụng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn thì Luật chỉ quy định các nguyên tắc quản lý và Chính phủ sẽ quy định chi tiết.
Trên cơ sở các nội dung Quốc hội đã giao Chính phủ hướng dẫn Luật PPP, tại Quyết định số 1109/QĐ-TTg ngày 24/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu và xây dựng dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Theo Bộ Tài chính, mục đích của Nghị định này nhằm hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư theo hình thức PPP, tiệm cần dần với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam nhằm tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư thực sự có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý thực hiện dự án...
Một trong những quy định quan trọng nhất của dự thảo này là về phương án tài chính của dự án PPP. Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng, nguyên tắc xây dựng phương án tài chính của dự án PPP trên cơ sở dòng tiền sau thuế được chiết khấu theo tỷ suất chiết khấu bình quân gia quyền của lãi suất các nguồn vốn dự án huy động và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Doanh thu tính trong phương án tài chính của dự án và doanh thu thực tế khi áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu tăng, giảm dự án là doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP gồm 8 nội dung: tổng mức đầu tư dự án; các nguồn vốn thực hiện dự án; đề xuất ưu đãi, bảo đảm nếu có; lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; dự kiến các khoản chi phí trong giai đoạn vận hành; phương án thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận của nhà đầu tư; các khoản nộp ngân sách nhà nước nếu có đối với các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng O&M (hợp đồng Kinh doanh - Quản lý); các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tính khả thi tài chính của dự án.
"Quy định trên sẽ là cơ sở để xây dựng, phê duyệt phương án tài chính trong lập, phê duyệt hồ sơ mời thầu, đàm phán, ký kết hợp đồng dự án PPP", Bộ Tài chính khẳng định.
3 nguyên tắc quản lý
Việc quản lý, sử dụng, thanh toán vốn nhà nước trong thực hiện dự án PPP cũng đã được Bộ Tài chính quy định rất cụ thể tại dự thảo Nghị định. Theo đó, sẽ có 3 nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ cho dự án PPP.
Nguyên tắc đầu tiên, tỷ lệ vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng công trình tạm không quá 50% tổng mức đầu tư dự án. Việc sử dụng vốn đầu tư phải quy định cụ thể trong hợp đồng dự án PPP về tỷ lệ, giá trị, tiến độ, điều kiện thanh toán.
Nguyên tắc thứ hai, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản công để hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Theo đó, giá trị tài sản công được thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Nguyên tắc thứ ba, nguồn vốn nhà nước để thanh toán cho các dự án PPP phải thực hiện theo hợp đồng BTL (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ), BLT (Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao). Cụ thể, vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm để thanh toán cho chi phí đầu tư thuộc tổng mức đầu tư, chi thường xuyên được bố trí trong dự toán chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thanh toán cho các khoản chi phí và các khoản phải trả khác phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án PPP.
Đáng chú ý, tại dự thảo này, Bộ Tài chính nêu rõ, vốn đầu tư công hỗ trợ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được thanh toán trên cơ sở cơ quan quản lý phần vốn nhà nước xác nhận khối lượng hoàn thành và theo tỷ lệ, tiến độ, điều kiện trong hợp đồng dự án, phù hợp với kế hoạch vốn, dự toán hàng năm được giao. Vốn nhà nước thanh toán định kỳ cho các hợp đồng BTL, hợp đồng BLT trên cơ sở khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp và phù hợp với kế hoạch vốn, dự toán hàng năm được giao. Đặc biệt, cơ quan đề nghị thanh toán phần vốn nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm xác định việc doanh nghiệp dự án PPP đảm bảo các điều kiện giải ngân phần hỗ trợ của nhà nước.
Tin liên quan
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy 30 triệu Eur vào KCN Đông Nam Á
13:16 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics