Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam là cần thiết
Phê duyệt 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 | |
Quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN |
Ảnh: Internet. |
Cần có hệ thống chuẩn mực kế toán công
Theo ông Vũ Đức Chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính), trong những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và thực hiện cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế khác đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin tài chính có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận. Trong đó cần quan tâm đến tính đầy đủ, minh bạch của thông tin kế toán, nhất là trong lĩnh vực công.
Hiện nay, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc ban hành các quy định trong lĩnh vực kế toán công theo hướng hòa nhập với các thông lệ quốc tế, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách nhất định với thông lệ quốc tế về việc ghi nhận và trình bày các thông tin tài chính nhà nước.
Mặt khác, theo ông Vũ Đức Chính, đòi hỏi về nhu cầu báo cáo tài chính của đất nước một cách đầy đủ, chính xác và minh bạch theo thông lệ quốc tế là điều mà rất nhiều đối tượng trong xã hội quan tâm, do đó vai trò của kế toán công được thể hiện ở việc thực hiện chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra của nó đối với hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước. Vai trò này ngày càng thể hiện rõ nét hơn đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán công, đặc biệt từ phía công chúng.
"Kho bạc Nhà nước triển khai thực hiện đề án Tổng kế toán nhà nước nhằm xây dựng hệ thống báo cáo tài chính nhà nước của Chính phủ và chính quyền địa phương, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó cần đặt ra yêu cầu phải xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, làm căn cứ xác định đối tượng, phạm vi, quy trình, và nội dung thông tin báo cáo tài chính nhà nước", ông Chính cho biết.
Cách đây gần 20 năm, Việt Nam đã tiến hành xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp, hiện nay đang có kế hoạch triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Tuy nhiên, trong lĩnh vực kế toán công, cho đến nay mới chỉ xây dựng và ban hành các chế độ kế toán hướng dẫn công tác kế toán tại các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực này. Các quy định được đặt ra trong các chế độ kế toán này phần lớn là các quy định hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, chưa có những quy định mang tính nguyên tắc, thống nhất một cách đầy đủ, đồng bộ theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Do vậy, chúng tôi cho rằng, việc công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam để áp dụng thống nhất, đồng bộ là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều lợi ích cho các hoạt động hội nhập quốc tế
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa phê duyệt Quyết định ban hành 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1. Theo đại diện Bộ Tài chính, thực tế hiện nay, các đơn vị kế toán hoạt động trong lĩnh vực công đang áp dụng chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của mình. Do vậy, việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công sẽ giúp cho các nguyên tắc, kỹ thuật kế toán được thống nhất, đồng bộ, đảm bảo thông tin của các đơn vị chính xác, phù hợp và tin cậy hơn. Xu hướng mở rộng các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp dẫn đến cần phải áp dụng các kỹ thuật kế toán phù hợp yêu cầu quản lý và hoạt động tự chủ.
Bên cạnh đó, các Thông tư hướng dẫn kế toán cho các đơn vị hiện nay, mặc dù đã tiếp cận thông lệ quốc tế, nhưng theo đánh giá vẫn còn khác biệt khá lớn ở một số lĩnh vực. Hơn nữa, do chưa công bố hệ thống chuẩn mực công, nên đã ảnh hưởng đến việc xếp hạng của Việt Nam trong đánh giá của một số tổ chức nước ngoài. Vì vậy, việc công bố và thực hiện hệ thống chuẩn mực công mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động hội nhập quốc tế, cũng như việc nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính kinh tế trong và ngoài nước.
Ông Vũ Đức Chính cũng khẳng định, việc xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán công được đặt ra như là một nhu cầu tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu quản lý thống nhất về tài chính Nhà nước, tổng hợp thông tin một cách đồng bộ, cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ minh bạch phục vụ cho việc điều hành quản lý tài chính công của Nhà nước, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính nhà nước theo thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam, làm cơ sở để Việt Nam được tăng hạng, được đánh giá tín nhiệm cao hơn trong các quan hệ kinh tế với các tổ chức quốc tế.
Việc ban hàng chuẩn mực kế toán công còn xuất phát từ tình hình thực tế về việc hoàn thiện các quy định có tính chất pháp lý, để điều chỉnh, kiểm tra giám sát hoạt động kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua. Và xuất phát từ yêu cầu của công tác kế toán tại các đơn vị, hoạt động kiểm toán và việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn tới.
"Nội dung của chuẩn mực công không chỉ là vấn đề kế toán, mà bao hàm nhiều vấn đề về cơ chế tài chính. Vì vậy việc công bố chuẩn mực công của Việt Nam sẽ là căn cứ, khuôn mẫu tham chiếu cho việc nghiên cứu các cơ chế tài chính công liên quan. Ví dụ, Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã quy định về cơ chế trích lập dự phòng. Đây là nội dung được quy định rất rõ trong chuẩn mực công, về nguyên tắc, thời hạn, cách thức xử lý... Theo đó, đối với các nội dung khác, việc vận dụng các thông lệ tốt trong chuẩn mực công sẽ giúp cho cơ chế tài chính công được đồng bộ, khoa học trên cơ sở kinh nghiệm, thông lệ tốt của quốc tế", ông Chính chia sẻ.
Theo Quyết định 1676/QĐ-BTC ngày 1/9/2021 của Bộ Tài chính về công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1, có 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam (đợt 1) được công bố, gồm: Chuẩn mực số 01: Trình bày báo cáo tài chính Chuẩn mực số 02: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chuẩn mực số 12: Hàng tồn kho Chuẩn mực số 17: Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị Chuẩn mực số 31: Tài sản vô hình Đây là các chuẩn mực được đánh giá là cần thiết, liên quan đến các kỹ thuật kế toán mà các đơn vị đang thực hiện. Hiện nay, cùng với việc xây dựng chuẩn mực công, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán đang tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, để từ đó định hướng các nội dung bổ sung, sửa đổi phù hợp với cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán công. |
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics