Hành lang kinh tế đối trọng với BRI của Trung Quốc
Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Hồng Kông (Trung Quốc) mở cửa trở lại với trứng gia cầm Việt Nam |
Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu |
Trong thời gian diễn ra hội nghị, nhiều nước bao gồm Mỹ tuyên bố sẽ hợp tác xây dựng một hành lang kinh tế mới, nối các tuyến đường sắt và cảng biển của khu vực Trung Đông và Nam Á, tăng cường kết nối và hội nhập giữa châu Á, Vịnh Persian và châu Âu. Kế hoạch này được Tổng thống Mỹ Joe Biden hình dung là “thay đổi luật chơi”, có tên gọi đầy đủ là “Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu” (IMEC), các nước ký kết bao gồm Mỹ, Saudi Arabia, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Pháp, Đức và Italy. Có phân tích nhấn mạnh kế hoạch đầy tham vọng này là biện pháp nhằm đối trọng với các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc, có thể có ảnh hưởng sâu rộng đối với tình hình địa chính trị ở khu vực Nam Á, Trung Đông và châu Âu.
Mặc dù phương án cụ thể, thời gian xây dựng IMEC vẫn chưa được tiết lộ, nhưng nhiều ý đồ chiến lược đằng sau kế hoạch đầy tham vọng này đã lộ diện. Về khía cạnh thương mại, IMEC nối Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu nhằm kết nối thị trường khổng lồ 1,4 tỷ dân của Ấn Độ. Các nước ký kết cũng hy vọng IMEC có thể hồi sinh kinh tế Trung Đông, đồng thời thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia.
Theo Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer, kế hoạch này sẽ mang lại lợi ích cho các nước thu nhập trung bình thấp trong khu vực, đồng thời có thể giúp Trung Đông phát huy tác dụng then chốt trong thương mại toàn cầu. Theo ước tính, sau khi IMEC khai thông, thương mại giữa Ấn Độ và châu Âu sẽ tăng 40%.
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù kế hoạch IMEC chủ yếu là thúc đẩy thương mại, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến địa chính trị. Hiện nay, Washington đang tích cực định hình Mỹ là đối tác và nhà đầu tư thay thế của các nước đang phát triển để đối trọng với sức ảnh hưởng của BRI của Trung Quốc. Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Á thuộc Trung tâm Wilson Michael Kugelman cho rằng nếu được thực hiện, kế hoạch nhằm đối trọng với BRI này sẽ thay đổi luật chơi, tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Đông. Còn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng kế hoạch này sẽ "định hình lại bộ mặt Trung Đông".
Trong khi đó, Giáo sư Lưu Trung Dân của Viện nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải cho rằng Mỹ có thể sử dụng dự án này để xây dựng một cơ chế hợp tác, song việc có thể phát huy tác dụng thực chất như thế nào là một dấu chấm hỏi. Giáo sư Lưu Trung Dân nhấn mạnh trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác giữa các nước Vịnh Persian và Trung Quốc đã tiến xa và tiến sâu, nên Mỹ không thể hình thành sự đối trọng trong ngắn hạn.
IMEC cũng có lợi cho việc thúc đẩy các mục tiêu của Mỹ ở khu vực Trung Đông, trong đó có khả năng thúc đẩy nối lại tiếp xúc giữa Israel và Saudi Arabia. Kế hoạch này cũng được kỳ vọng sẽ khôi phục quan hệ Mỹ-Saudi Arabia vốn trở nên xấu đi sau khi Mỹ và Iran ký thỏa thuận hạt nhân, cũng như vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
Tin liên quan
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triệt phá gần 29.000 vụ án
Phấn đấu GDP vượt 8%
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics