Hàng tiêu dùng dồi dào nguồn cung, sức mua giảm
Thực phẩm tại các siêu thị dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dân. Ảnh: D.Ngân |
Sáng 9/3, tại siêu thị Vinmart, Vincom, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội hàng hóa, thực phẩm, rau xanh được bày bán ngập tràn trên các kệ. Khác với không khí mua bán tấp nập, đông đúc của sáng 7/3, khách hàng đến siêu thị giảm hơn, mọi người thong thả, thanh toán nhanh, tuyệt nhiên không có tình trạng xếp hàng dài chờ đợi.
Bác Đặng Thị Mai, phố Chùa Láng cho biết, các mặt hàng như mỳ tôm, gạo, thịt lợn được siêu thị bày bán ở vị trí nổi bật với số lượng lớn nhưng vắng khách mua. Thực phẩm tươi sống dồi dào, đủ loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách. Thậm chí, một số mặt hàng còn giảm giá mạnh như ngao hai cồi, giá bán chỉ còn 45.000 đồng/kg, giảm đến gần 50% so với những ngày trước đó.
Còn tại các chợ dân sinh, lượng thịt lợn, thịt gà, thịt bò, gà, vịt, trứng, cá... cũng khá dồi dào. Giá một số loại thực phẩm nhích nhẹ so với thời điểm trước khi dịch bùng phát từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, tuy nhiên sức mua giảm rõ rệt. Chẳng hạn tại chợ Dương Nội, Hà Đông giá dao động từ 170.000- 180.000 đồng/kg thịt lợn (tăng khoảng 10.000 đồng/kg). Giá thịt bò được duy trì khá ổn định, dao động quanh mức 240.000- 260.000 đồng/kg. Giá các loại cá dao động từ 60.000- 75.000 đồng/kg (tăng khoảng 5.000 đồng/kg).
Tại chợ Pháo đài Láng, quận Đống Đa, các quầy thịt lợn, thịt bò, gia cầm được bày bán rất nhiều với giá cả ổn định. Cụ thể, thịt lợn thăn còn 170.000 đồng/kg, thịt ba chỉ và sườn còn 165.000 đồng/kg. Đặc biệt, tại đây giá rau xanh hiện có xu hướng giảm nhẹ so với thời điểm trước khi Hà Nội xuất hiện ca Covid-19 đầu tiên do thời tiết gần đây thuận lợi cho canh tác. Cụ thể, rau cải xanh có giá từ 6.000- 8.000 đồng/mớ (giảm 2.000 đồng so với trước), khoai tây là 22.000-25.000 đồng/kg (giảm 3.000 đồng), su hào là 4.000-5.000 đồng/củ (giảm 1.000 đồng), cà chua 18.000 đồng/kg (giảm 2.000 đồng/kg)...
Ngoài ra, tại một số khu chợ lớn của Hà Nội như Thành Công, Đống Đa; Nhà Xanh, Nghĩa Tân (Cầu Giấy)... lượng khách đến mua các loại thủy sản, thịt, rau... còn giảm mạnh hơn so với thời điểm trước ngày dịch bùng phát tại Hà Nội. Tại chợ "cóc" trên phố Nguyên Hồng, Đống Đa, ngay từ sáng sớm một lượng hàng hóa lớn đã được các tiểu thương ùn ùn tập kết tại đây. Một góc phố vô số các loại hoa tươi, rau xanh, hoa quả, các loại thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò, thủy hải sản tươi sống… được bày bán song người mua cũng chỉ lác đác.
Thông tin về sản lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường, bà Dương Thị Thanh Tâm, Phó Tổng giám đốc Vincommecre cho biết, DN này sẽ tăng cường cung cấp các hàng hóa thiết yếu như thịt sạch, rau củ quả, mỳ gói, gạo, gia vị, nước rửa tay, khẩu trang... trên toàn bộ các siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+.
“Khách hàng không cần phải lo lắng, ồ ạt đi mua đồ dự trữ, hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn”, bà Tâm cho hay.
Ngoài ra, DN này cũng đã kết hợp đưa ra hàng loạt các giải pháp đảm bảo bình ổn giá với nguồn cung hàng hóa ổn định, bằng việc chủ động đặt hàng, ưu tiên chuyển hàng về các siêu thị có nhu cầu mua sắm lớn từ các nhà cung cấp lớn và uy tín; 100% cơ sở kinh doanh của VinMart, VinMart+ cam kết không có hiện tượng găm hàng đẩy giá.
Còn với Big C, từ khi Việt Nam có dịch bệnh, DN này đã chủ động tăng hàng dự trữ, đặc biệt là nhu yếu phẩm như gạo, mỳ, giấy vệ sinh… lên 300-400% tùy theo cửa hàng. Ngoài ra, Big C đã làm việc với đối tác Canada, Brazil nhập thịt lợn về để đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện, hệ thống siêu thị Co.op Mart dự trữ lượng hàng hóa cho mùa dịch Covid-19 trị giá 500 tỷ đồng, trong đó số hàng hóa phục vụ thị trường Hà Nội trị giá 100 tỷ đồng.
Còn đại diện MM Mega Market khẳng định bảo đảm được lượng hàng hóa thiết yếu trong hệ thống phân phối bởi đã ký kết với DN cung ứng gạo, thực phẩm chế biến, tươi sống và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với số tiền 1.200 tỷ đồng. Siêu thị cũng đã tăng lượng hàng hỗ trợ phòng ngừa bệnh truyền nhiễm như khẩu trang y tế, nước rửa tay từ 190% lên 1.500%.
Về phía TP Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, khi xảy ra dịch, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động yêu cầu các hệ thống phân phối tăng cường dự trữ hàng hóa. Theo báo cáo của các DN lượng hàng hóa dự trữ phòng chống dịch tăng 30%-40%.
Bên cạnh đó, theo bà Lan, Sở Công Thương đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của thành phố, trong đó tập trung vào cấp độ 3- 4; đảm bảo sẵn hàng hóa phục vụ nhân dân và phục vụ cho địa phương có khu vực cách ly của thành phố…
"Trong bất kỳ tình huống nào, các hệ thống phân phối của Hà nội cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, kể cả khi lượng mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống không để có địa bàn bị trống hàng, thiếu hàng”, bà Trần Thị Phương Lan nói.
Tin liên quan
Chặn hai xe tải vận chuyển gần 3 tấn thực phẩm nhập lậu
09:38 | 24/10/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp thực phẩm xây dựng chuỗi giá trị bền vững
08:05 | 19/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển giá trị bền vững trong ngành thực phẩm
15:55 | 16/10/2024 Kinh tế
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK