Thành phố sẽ đảm bảo đủ nguồn lương thực - thực phẩm chống dịch COVID-19
Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM |
Thưa ông, diễn biến dịch COVID-19 phức tạp khó lường, gây ra những xáo trộn nhất định cho thị trường, Sở Công Thương đã làm gì để đảm bảo cung cầu hàng hóa trong giai đoạn phải ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay?
- Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Để ổn định thị trường, Sở Công Thương đã phối hợp với các ngành chức năng, các DN sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch bảo đảm cân đối cung – cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, bình ổn thị trường; ngăn chặn việc lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá. Theo kế hoạch, nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong quý I/2020 trên địa bàn thành phố được chuẩn bị tăng 30%-40% so với lượng thực hiện cùng kỳ năm 2019 trong trường hợp dịch bệnh lan rộng ra cộng đồng.
Xin ông cho biết rõ hơn về các phương án chuẩn bị nguồn hàng?
- Sở Công Thương đã giao một số DN chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Agrifood, Vissan, Công ty Lương thực Thành phố, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Công ty CP Thực phẩm Bình Tây, Công ty CP LTTP Colusa, Công ty CP TM Thành Thành Công, Công ty CP Đầu tư Vinh Phát Wilmar… tập trung chuẩn bị lượng lớn hàng hóa bảo đảm cung ứng thị trường trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh.
Các DN bình ổn thị trường cũng đã có kế hoạch ứng phó, sẵn sàng cung ứng vượt 30% - 50% kế hoạch của thành phố giao. Một số DN như Công ty CP Đầu tư Vinh Phát Wilmar bảo đảm nguồn dự trữ mặt hàng gạo, duy trì cung ứng đến cuối năm 2020; Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương (mặt hàng gạo) bảo đảm cung ứng đến tháng 1/2021. Công ty CP Acecook Việt Nam cũng duy trì cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến (mì, phở, hủ tiếu…) đến cuối năm 2020, trong trường hợp dịch bệnh lan rộng cộng đồng sẽ tổ chức cung cấp miễn phí các sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, Sở Công Thương cũng yêu cầu các chợ đầu mối xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trong giai đoạn phòng chống dịch; Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự trữ hàng hóa, tăng lượng hàng dự trữ gấp 2 - 3 lần so tháng thường.
Trong ngắn hạn, tháng 2 này, các DN sản xuất phối hợp hệ thống phân phối sẽ tổ chức bán hàng giảm giá 10%-15% tùy theo mặt hàng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Về dài hạn, triển khai nhiều giải pháp nhằm nắm bắt tình hình dự trữ, sản xuất, cung ứng hàng hóa, hoạt động nuôi trồng, sản xuất, cung ứng hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường của thành phố và cả nước.
TPHCM nguồn cung thực phẩm vẫn ổn định Ảnh: S.T |
Sở Công Thương có giải pháp gì trong trường hợp dịch bệnh có nguy cơ lan rộng, thưa ông?
- Trong trường hợp dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, người tiêu dùng có tâm lý mua dự trữ hàng hóa, Sở Công Thương sẽ chủ động làm việc với các hệ thống phân phối có kế hoạch phân phối, cung ứng hàng hóa theo hình thức, phương thức phù hợp, tránh tình trạng đứt hàng cục bộ gây tâm lý hoang mang; vận động các DN sản xuất, kinh doanh có chính sách, chế độ chăm lo người lao động hợp lý để an tâm tăng gia sản xuất, bảo đảm nguồn thực phẩm cung ứng trong giai đoạn cấp bách.
Ngành Công Thương cũng sẽ phối hợp Cục Quản lý thị trường thành phố và UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm cục bộ để đầu cơ, gom hàng, tăng giá bất hợp lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đồng thời, ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán, hàng gian, hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Về lương thực, thành phố chuẩn bị trên 3,3 ngàn tấn/tháng (ngắn hạn) và 9,9 ngàn tấn/3 tháng (dài hạn); 62,4 triệu quả trứng gia cầm/tháng và 187,1 triệu quả/3 tháng; 1,7 ngàn tấn đường/tháng và 5,2 ngàn tấn/3 tháng. Về thực phẩm chế biến, chuẩn bị 631,7 tấn/tháng và gần 1,9 ngàn tấn/3 tháng. Về rau củ quả, trên 6,4 ngàn tấn/tháng và 19,2 ngàn tấn/3 tháng; thịt gia súc 2,2 ngàn tấn/tháng và 15,6 ngàn tấn/3 tháng; thịt gia cầm 11,8 ngàn tấn/tháng và trên 35 ngàn tấn/3 tháng... Ngoài các mặt hàng lương thực - thực phẩm thiết yếu nêu trên, các mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em, người cao tuổi, người bệnh, bà mẹ mang thai, sữa nước… cũng được những DN tham gia bình ổn thị trường chuẩn bị số lượng lớn cho nhu cầu tiêu thụ trong 1 tháng lẫn 3 tháng. |
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics