Hải quan Nigeria góp phần kiểm soát các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ người dân
Cơ quan Hải quan Nigeria cũng thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát chống nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng. |
Một tuyến phòng thủ khác có nhiệm vụ kiểm soát thực phẩm, dược phẩm là cơ quan Hải quan Nigeria (NCS). Cơ quan Hải quan Nigeria cũng thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát chống nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng. NCS có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp bổ sung các công việc do NAFDAC tiến hành. Tuy nhiên, NCS không thay thế NAFDAC trong việc kiểm soát và giám sát các sản phẩm được quy định trong danh mục sản phẩm cần quản lý.
Việc xây dựng mối quan hệ làm việc tốt đẹp giữa NCS và NAFDAC đã cho phép hình thành các quy trình kiểm soát hiệu lực và hiệu quả để cả hai cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe người dân và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, sự hợp tác này được đánh giá cao trong thời điểm khủng hoảng, như đại dịch Covid-19 diễn ra hiện nay. Việc nhân viên NAFDAC làm việc cùng với các đối tác NCS tại cảng nhập khẩu của Nigeria để tiến hành kiểm soát chất lượng sản phẩm là rất quan trọng nhằm đảm bảo những hàng hóa được coi là cần thiết để chống lại đại dịch Covid-19 cũng như hàng hóa dễ hư hỏng có thể được đưa đến đích đúng hạn.
NCS đã áp dụng quy trình thông quan hiệu quả đối với các sản phẩm yêu cầu NAFDAC chứng nhận và phê duyệt. Tất cả các cơ quan quản lý liên quan đến việc thực hiện các quy định thương mại xuyên biên giới đều có quyền truy cập vào dữ liệu xuất nhập khẩu thông qua nền tảng Cơ chế một cửa của Nigeria hay còn gọi là Hệ thống Thông tin Hải quan Tích hợp (NICIS). Các cơ quan này được yêu cầu nhập các chỉ số rủi ro cập nhật vào ứng dụng quản lý rủi ro, phát triển hồ sơ rủi ro của nhà nhập khẩu và chia sẻ thông tin tình báo với nhau khi cần thiết.
Bằng cách này, NAFDAC có thể giám sát các giao dịch thương mại, quản lý giấy phép và cấp giấy phép điện tử thông qua nền tảng hệ thống thông tin tích hợp trong khi NCS có thể hoàn thành các thủ tục thông quan trước khi hàng hóa dễ hư hỏng hoặc nhạy cảm với thời gian (như vắc xin, được nhập khẩu bởi Công ty được NAFDAC cấp phép) cập cảng. Nếu NCS quyết định tiến hành kiểm tra, NCS có thể yêu cầu NADFAC hay bất kỳ cơ quan quản lý nào khác tham gia vào việc kiểm tra hàng hóa.
Về phía NAFDAC, cơ quan này đã thực hiện một số biện pháp để xúc tiến việc quản lý như: thực hiện cấp giấy phép điện tử thông qua Cơ chế một cửa; yêu cầu các nhà nhập khẩu sử dụng mã tham chiếu phê duyệt tại giấy phép điện tử NAFDAC theo “Mẫu M” (một chứng từ bắt buộc phải khai báo để nhập khẩu hàng hóa vào Nigeria đối với tất cả các nhà nhập khẩu). NAFDAC cũng phát triển hệ thống xác minh và xác nhận tự động các chứng từ và giấy phép, để phát hiện các hành vi giả mạo. Các nhân viên Hải quan cũng được phép sử dụng các thiết bị công nghệ và tiếp cận các phòng giám định của NAFDAC trong quá trình kiểm tra, giám sát hải quan. Ngoài ra, cả hai cơ quan đã thiết lập chương trình đào tạo nhân viên chung theo định kỳ hàng quý, hai tháng hoặc hàng năm trong đó tập trung vào trao đổi thông tin, phân tích dữ liệu, kỹ năng kiểm tra, giám sát, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Tất cả các sáng kiến này đã tăng cường năng lực của NCS và NAFDAC và đã chuyển khái niệm hợp tác thành các hành động cụ thể và hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan này có khả năng ứng phó trước tình huống khẩn cấp một cách hiệu quả.
Mặc dù quan hệ đối tác giữa NCS và NAFDAC đã mang lại những lợi ích cụ thể nhưng vẫn có những trở ngại làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ. Những cản trở này liên quan đến hạn chế trong khả năng kiểm tra sản phẩm hay những yếu kém trong kết nối công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Có thể điểm ra những trở ngại như sau:
Một là, rủi ro tính mạng. Sự an toàn của các nhân viên của NCS và NAFDAC bị đe dọa bởi những người nhập khẩu và khai báo bất bình vì đôi khi một số người trong số họ là thành viên của các nhóm tội phạm có tổ chức.
Hai là, thiếu thiết bị kiểm tra không xâm nhập. Thiếu thiết bị, máy soi chức năng và việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện thủ công, từ đó, đã tạo nên một quy trình rườm rà và mất thời gian.
Ba là, thiếu các phòng giám định tại chỗ hoặc phòng giám định di động tại các cảng nhập để phân tích sản phẩm. Tại mỗi bang của 36 bang của Nigeria đều có một phòng giám định trung tâm, tuy nhiên, thời gian cần thiết để kiểm tra, phân loại sản phẩm là khá dài do số lượng yêu cầu phân tích, giám định nhận được.
Bốn là, những thay đổi liên tục về thủ đoạn mà bọn tội phạm sử dụng, chẳng hạn như thay đổi về phương thức cất giấu, gian lận xuất xứ và phương tiện vận chuyển.
Năm là, cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là mạng lưới giao thông cũ nát, mật độ giao thông tăng lên trên các tuyến đường, dẫn đến tình trạng các cảng vẫn bị tắc nghẽn. Các chuyến tàu phải mất nhiều thời gian, đôi khi vài ngày, để rời khỏi các cảng.
Sáu là, nhân viên thực thi công vụ thiếu động lực vì không có được cơ chế khen thưởng phù hợp khi có thành tích xuất sắc.
Bảy là, biên giới trải dài, địa hình phức tạp nên rất khó cho việc giám sát của các cơ quan chức năng.
Nhận diện được những vấn đề tồn tại, trong thời gian tới, NCS sẽ tiếp tục có những đề xuất để khắc phục và cải tiến hơn nữa quy trình quản lý của mình, giúp kiểm soát hải quan hiệu lực và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hoá, nhất là các mặt hàng nhạy cảm trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.
Tin liên quan
Tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn
09:46 | 18/11/2024 An ninh XNK
Biên phòng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp cuối năm
09:56 | 07/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
14:42 | 05/11/2024 An ninh XNK
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics