Hacker tìm đủ cách chiếm đoạt tiền từ ngân hàng điện tử
Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp dịch vụ VCB-iB@nking đối với các máy tính đang cài đặt trình duyệt Internet Explorer - IE (mọi phiên bản) trên hệ điều hành Windows XP hoặc trình duyệt IE phiên bản 7 trở về trước trên hệ điều hành Windows 7, 8 và 8.1.
Theo đó, trường hợp khách hàng đang sử dụng các trình duyệt IE tương ứng với các hệ điều hành nói trên, cần nâng cấp lên phiên bản mới nhất (hiện tại là IE 11), chuyển sang sử dụng các trình duyệt khác như Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Google Chrome… phiên bản mới nhất hoặc nâng cấp lên hệ điều hành mới hơn (Windows 7, 8 hoặc 10) để tránh gián đoạn trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Đối với các máy tính đang cài đặt trình duyệt IE 8, 9, 10 trên hệ điều hành Windows 7, 8, để tiếp tục sử dụng dịch vụ, người dùng cần kích hoạt giao thức bảo mật TLS (Transport layer security) phiên bản 1.1 và 1.2 nhằm giúp bảo mật thông tin dữ liệu trên máy tính khi truy cập website ngân hàng.
Theo Vietcombank, việc tiếp tục sử dụng hệ điều hành và các trình duyệt không còn được nhà cung cấp hỗ trợ có thể phải đối mặt với nguy cơ máy tính bị lây nhiễm virus, phần mềm gián điệp, mã độc, dẫn đến việc trong quá trình sử dụng máy tính có thể gặp phải các vấn đề phát sinh như: ứng dụng bị gián đoạn hoạt động bất thường, các dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng lưu giữ trên máy hoặc thậm chí trong quá trình thao tác bị thất thoát...
Để phòng tránh nguy cơ máy tính bị nhiễm mã độc, phần mềm gián điệp…, Vietcombank khuyến cáo khách hàng luôn sử dụng các hệ điều hành và trình duyệt mới nhất để truy cập và thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến; thường xuyên cập nhật các phần mềm chống virus, chương trình vá lỗi và bảo mật tương ứng với từng trình duyệt và hệ điều hành.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) gửi cảnh báo tới các khách hàng cá nhân về tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng hình thức giả mạo kênh Western Union.
Theo đó, kẻ gian gửi tin nhắn giả mạo Techcombank đến điện thoại của khách hàng với nội dung "khách hàng đã nhận được tiền từ dịch vụ chuyển tiền Western Union" hoặc các dịch vụ tương tự. Sau đó, kẻ gian yêu cầu khách hàng đăng nhập vào website giả mạo để xác nhận. Từ đó, kẻ gian sẽ lấy cắp mật khẩu, mã OTP để thực hiện đăng nhập vào tài khoản của khách hàng để đăng nhập trên ngân hàng trực tuyến của Techcombank và chiếm đoạt tiền.
Techcombank khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không nhập tên truy cập, mật khẩu, mã OTP, mã PIN… cho bất kỳ website nào ngoài các cổng ngân hàng trực tuyến chính thức của ngân hàng nhằm tránh nguy cơ bị lừa đảo.
Trước đó, hàng loạt các cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tiền khác cũng đã được ngân hàng phát đi. Theo đó, Vietcombank đã ghi nhận một số trường hợp khách hàng chuyển tiền không đúng người hưởng do bị “hack email” (hacker xâm nhập trái phép email của khách hàng hoặc đối tác để thay đổi thông tin người hưởng trên các chứng từ giao dịch) và yêu cầu Vietcombank hỗ trợ đòi tiền từ ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, khả năng đòi được tiền đối với giao dịch bị hack email là rất thấp do Hacker thường rút tiền ra khỏi tài khoản ngay khi nhận được tiền hoặc do thủ tục đòi tiền rất phức tạp của ngân hàng nước ngoài.
BIDV mới đây còn cảnh báo tình trạng xuất hiện website hướng dẫn thông tin sai lệch về số điện thoại tổng đài chăm sóc khách hàng của BIDV và một số ngân hàng khác nhằm lừa đảo khách hàng gọi điện để lợi dụng, trục lợi từ phí kết nối tổng đài của khách hàng. Để phòng tránh nguy cơ bị lợi dụng, lừa đảo, BIDV khuyến cáo khách hàng chỉ liên hệ với tổng đài của ngân hàng này qua các kênh chính thức.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tình hình tội phạm công nghệ cao ngày càng diễn biến phức tạp. Theo đó, bên cạnh việc nâng cấp công nghệ bảo mật từ phía ngân hàng, người sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng cần tự trang bị các kiến thức cần thiết và có ý thức bảo vệ tài khoản, thông tin cá nhân cũng như cảnh giác trước các giao dịch bất thường.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics