Hà Nội đang làm gì để giảm ô nhiễm không khí?
Trong số các nguồn gây ô nhiễm không khí tại các khu vực đô thị trên cả nước thì khí thải từ hoạt động giao thông vận tải chiếm vị trí hàng đầu Ảnh: Tất Định |
5 nguồn gây ô nhiễm
Một điều dễ nhận ra mà không cần thông báo hay kết quả nào về chỉ số ô nhiễm không khí do cơ quan chức năng đưa ra là những ngày qua người dân sống trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đều nhận thấy không khí ngột ngạt, bụi mờ mịt khắp nơi khiến mọi người cảm thấy khó chịu.
Và nếu căn cứ vào các thông báo về chỉ số không khí do các cơ quan chức năng công bố cũng dễ dàng khẳng định, không khí Hà Nội đang ô nhiễm nặng nề. Cụ thể, kết quả quan trắc từ các Trạm quan trắc không khí tự động đặt tại đường Nguyễn Văn Cừ do Tổng cục Môi trường quản lý, 10 trạm quan trắc không khí tự động do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội quản lý, tham chiếu số liệu của Trạm quan trắc không khí tự động tại số 8 Láng Hạ của Đại sứ quán Mỹ trong quý I năm 2019, cho thấy nồng độ bụi mịn (PM2.5) trung bình 24 giờ của một số ngày đã vượt giới hạn cho phép.
PM2.5 tăng cao đột biến tập trung trong tháng 1 và tháng 3, đặc biệt trong các ngày 11- 13/1, 19- 20/1, 23- 26/1,11- 14/3, 20- 22/3 và 26- 27/3. Lý giải về nguyên nhân khiến chất lượng không khí Hà Nội bị ô nhiễm trong thời gian qua, theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có 5 nguồn gây ô nhiễm không khí tại Thủ đô, gồm: Ô nhiễm từ hoạt động giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động xây dựng, sản xuất nông nghiệp và làng nghề, chôn lấp và xử lý chất thải rắn. Trong đó, phương tiện giao thông là nguồn gây ô nhiễm hàng đầu.
Về phía chuyên gia, ông Phạm Ngọc Hồ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, môi trường không khí ở Hà Nội ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như việc cấp phép xây dựng nhà cao tầng tràn lan trong nội đô làm tăng đột ngột dân số, tăng phát thải khí CO2 từ phương tiện giao thông cá nhân; hay việc bố trí các nhà máy công nghiệp, bãi xử lý rác thải chưa hợp lý.
“Đối với các hoạt động xây dựng- một trong nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, dù cơ quan quản lý có quy định các công trình cũng bắt buộc phải được che chắn, giảm thiểu các ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh, xe tải trọng cao, xe chuyên chở vật liệu, phế thải xây dựng phải được đóng kín thùng, rửa trước khi vào thành phố và trước khi ra khỏi công trường, tuy nhiên điều này vẫn chưa được thực hiện nghiêm tại một số công trình lớn”, ông Hồ nêu.
“Phủ xanh” Hà Nội, giảm khí thải công nghiệp
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, một số chuyên gia môi trường cho rằng Hà Nội cần sớm ban hành các cơ chế về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm tình trạng các công trình xây dựng không che chắn, để bụi bặm phát tán ra môi trường. Ngoài ra, xây dựng ý thức tham gia giao thông bằng những chương trình như tắt máy khi không cần thiết, khuyến khích người dân đi bộ, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm lượng khí thải ra môi trường. Mặt khác, vẫn phải duy trì và triển khai thêm các trạm quan trắc không khí tự động.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia môi trường cũng kiến nghị Hà Nội cần khẩn trương tăng diện tích mặt nước và cây xanh trên địa bàn bởi theo nghiên cứu, cây xanh có khả năng hấp thụ 50% bụi phóng xạ, hấp thụ hơi, bụi độc. Đồng thời, Hà Nội cần đẩy mạnh công tác đầu tư các bãi phế thải xây dựng, áp dụng công nghệ nghiền, tái chế hiện đại hạn chế ô nhiễm bụi; đẩy mạnh tiến độ các nhà máy đốt rác công nghệ hiện đại, tiên tiến để thay thế phương pháp chôn lấp.
Về phía Thủ đô Hà Nội, qua tìm hiểu, phóng viên được biết, để cải thiện chất lượng không khí của TP Hà Nội đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp. Theo đó, Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch trồng hơn 1 triệu cây xanh; triển khai các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, thay thế xăng A92 bằng xăng E95; tăng cường kiểm soát chất lượng xe tham gia giao thông; thay thế than tổ ong; cấm và hạn chế đốt rơm rạ...
Thông tin chi tiết về kế hoạch nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí của Thủ đô, ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP Hà Nội cho biết, Chi cục đã tham mưu với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị và được Thành ủy, UBND Hà Nội chấp thuận mở rộng từ 10 trạm quan trắc không khí lên 33 trạm trong thời gian từ 2019 đến 2020. “Sau khi có 33 trạm quan trắc này sẽ kịp thời thông tin, dự báo và cảnh báo về chất lượng không khí để các cơ quan chức năng, du khách và người dân được biết để hưởng ứng và thực hiện góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn”, ông Thái thông tin.
Cũng theo vị này, ngoài các biện pháp nêu trên, do Hà Nội đang có 5,8 triệu xe máy, 0,7 triệu ô tô và khoảng 1,2 triệu phương tiện ngoại tỉnh thường xuyên lưu thông trên địa bàn, gây ra lượng khí thải lớn, do vậy TP cần phát triển phương tiện giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt. “Việc hạn chế phương tiện cá nhân sẽ giảm thiểu bụi nguy hại, cải thiện chất lượng không khí”, ông Thái nói.
Ngoài các biện pháp cụ thể của cơ quan chức năng nêu trên, bản thân mỗi người dân Hà Nội cũng nên góp phần quan trọng vào giảm ô nhiễm bụi tại Hà Nội khi tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch của thành phố, sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện và hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông, tăng cường sử dụng các nhiên liệu sạch.
Tin liên quan
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
10:39 | 13/11/2024 An ninh XNK
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
Thu giữ hơn 10.000 đôi tất có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại Hà Nội
14:32 | 11/11/2024 An ninh XNK
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng TW Đảng
09:21 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics