Gỡ vướng và tránh thất thoát từ nhà, đất công
Nghị định số 167 đã trở thành khung pháp lý quan trọng để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động rà soát, thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng nhà, đất. |
Công khai, minh bạch
Gần 2 năm áp dụng, Nghị định số 167 đã trở thành khung pháp lý quan trọng để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động rà soát, thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng nhà, đất hướng đến mục tiêu kỷ cương, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp cũng như các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nhà, đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã có chuyển biến tích cực, rõ nét. Việc chuẩn hóa các quy định pháp luật cũng giúp cho trình tự, thủ tục thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã đảm bảo tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, rõ ràng, góp phần cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành cũng như các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nhà, đất đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong quá trình sắp xếp; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật. Nguyên tắc và hình thức xử lý nhà, đất quy định tại Nghị định số 167 đã bảo đảm bao quát, điều chỉnh phù hợp các tình huống phát sinh trên thực tế, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, các vướng mắc cũng dần phát sinh. Trong văn bản gửi về Bộ Tài chính mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, đến nay tỉnh đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý tài sản của các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn một số vướng mắc, lúng túng, đặc biệt là việc sắp xếp xử lý tài sản công liên quan đến đất rừng sản xuất của các đơn vị sự nghiệp và các công ty nông, lâm trường có vốn nhà nước trên 50% để thực hiện các dự án thu hút đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, phần diện tích đất nông lâm nghiệp do các công ty nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý, sử dụng chiếm phần lớn diện tích đất rừng sản xuất của tỉnh. Phần lớn các dự án thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, khai thác khoáng sản được triển khai thực hiện theo quy hoạch trên diện tích đất do các công ty nông lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, sử dụng là chủ yếu. Việc xử lý tài sản trên đất và cho thuê đất, giao đất cho nhà đầu tư phải thực hiện thông qua đấu giá. Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức chỉ định do Thủ tướng Chính phủ quyết định, không giao thẩm quyền cho địa phương. Vì vậy, địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 167 để địa phương có căn cứ thực hiện sắp xếp, xử lý lại nhà, đất theo hướng đơn giản hóa; tăng cường phân cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì kiểm tra hiện trạng để đẩy nhanh tiến độ. Đối với địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể hoặc tổ chức tương đương cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ trì kiểm tra hiện trạng các cơ sở nhà, đất tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và không yêu cầu sở tài chính kiểm tra hiện trạng từng cơ sở nhà, đất.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng gặp những khó khăn do phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã được Bộ Tài chính phê duyệt là phương án cố định tại một thời điểm. Việc quản lý tài sản công, cụ thể là nhà, đất thường xuyên biến động do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ví dụ như được cấp đất mới để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc; điều chuyển trụ sở làm việc giữa các đơn vị trong ngành... Các biến động này đều thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương và không làm thay đổi phương án tổng thể đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Tuy nhiên, Nghị định 167 chưa quy định cụ thể đối với các trường hợp này, gây khó khăn cho đơn vị.
Sửa thẩm quyền bán tài sản
Trước những kiến nghị thực tế từ các địa phương, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 167. Chia sẻ về nội dung, ông La Văn Thịnh – Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Dự thảo Nghị định sẽ bổ sung một số trường hợp nhà, đất không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định 167 để bảo đảm việc xử lý được chặt chẽ về cơ sở pháp lý, không trùng lắp với quy định của các luật có liên quan. Đồng thời, dự thảo sửa đổi thẩm quyền bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với nhà, đất thuộc trung ương quản lý có nguyên giá nhà, đất dưới 500 tỷ đồng theo hướng: phân cấp cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định bán nhà, đất thuộc cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Ngoài ra, dự thảo của Bộ Tài chính còn đưa ra một số sửa đổi về thẩm quyền xử lý nhà, đất theo hình thức thu hồi, điều chuyển, bán nhà, đất của tổ chức chính trị - xã hội và việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với nhà, đất tại tổ chức chính trị - xã hội; quy định rõ về đối tượng là doanh nghiệp thực hiện sắp xếp nhà, đất gồm công ty mẹ và công ty thành viên mà công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung một số quy định về bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,...
Nêu quan điểm về dự thảo này, Luật sư Hà Huy Từ (Công ty Luật Hà Huy) cho rằng, Bộ Tài chính cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung về câu, chữ tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP còn thiếu, chưa rõ nghĩa để đảm bảo thống nhất, dễ hiểu trong quá trình thực hiện. Vị này ví dụ việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nộp toàn bộ số tiền thu được từ việc cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết không đúng quy định vào ngân sách... Vấn đề cần làm rõ ở đây là “số tiền thu được” tại nội dung này được hiểu như thế nào. Trong thực tế, có nhiều trường hợp các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết ghi số tiền cho thuê ở mức thấp nhưng giao dịch ngầm với nhau ở mức cao gấp nhiều lần và số tiền này không được thể hiện trong báo cáo tài chính, trong chứng từ kế toán mà “chảy” vào “túi riêng”. Để hạn chế và chấm dứt tình trạng “giao dịch ngầm” trục lợi từ nhà, đất là tài sản công, cần sửa nội dung nói trên theo hướng mở rộng nội hàm khái niệm “số tiền thu được” hoặc dùng khái niệm khác.
Những thay đổi này đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành. Quan điểm của lần sửa đổi này là nhằm đảm bảo việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công hiệu quả, chặt chẽ, công khai, minh bạch và tránh thất thoát tài sản công.
Tin liên quan
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm gây thất thoát, lãng phí
08:40 | 10/12/2024 Tài chính
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics