TP.Hồ Chí Minh: Lỏng lẻo trong quản lý nhà, đất công
Lãng phí đất công
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất công, nhà công niên độ 2016-2017 của Thanh tra TP.HCM có 103 mặt bằng, nhà, đất công có sai phạm. Trong đó, có 5 mặt bằng do UBND quận, đơn vị hành chính quản lý, 65 mặt bằng do các Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc quản lí, 25 mặt bằng do Công ty 100% vốn Nhà nước quản lý và 8 mặt bằng do Công ty Cổ phần quản lý.
Về nội dung sai phạm, có 92 mặt bằng sai phạm về mục đích sử dụng. Trong đó, có 17 mặt bằng sử dụng không đúng mục đích, sai quy định; 32 mặt bằng cho thuê trái phép; 26 mặt bằng không quản lý bỏ trống gây lãng phí; 3 mặt bằng để xảy ra lấn chiếm, 1 mặt bằng vừa cho thuê trái phép vừa bỏ trống và 14 mặt bằng sai phạm khác. Ngoài ra, còn có 5 mặt bằng sai phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng (trong đó có 4 mặt bằng trái quy hoạch xây dựng, 1 mặt bằng trái quy hoạch sử dụng đất) và 6 mặt bằng sai phạm khác.
Từ các sai phạm trên Thanh tra thành phố đã kiến nghị xử lý thu hồi tiền, tài sản về ngân sách nhà nước trên 7,8 tỷ đồng, 2.498 m2 đất và 3 mặt bằng nhà đất. Thanh tra thành phố cũng đã kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với 11 tập thể và 34 cá nhân liên quan đến các sai phạm về nhà, đất công nêu trên.
Theo đánh giá của Thanh tra thành phố, đa số các sai phạm trong quản lí nhà, đất công chủ yếu có liên quan đến các đơn vị sự nghiệp, tổng công ty, công ty nhà nước được giao đất, cho thuê đất với các nội dung vi phạm là: Sử dụng không đúng mục đích, cho thuê trái quy định và bỏ trống gây lãng phí tài nguyên đất. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ quan đơn vị được nhà nước giao, cho thuê đất thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng. Ngoài việc quản lý lỏng lẻo, có trường hợp các đơn vị vì lợi ích cục bộ mà vi phạm như lợi dụng hình thức kêu gọi đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết để cho thuê đất, hoặc tự bố trí cho công nhân viên làm nhà ở trên khuôn viên đất đang quản lý không đúng thẩm quyền; nhiều khu đất chưa đăng ký, chưa lập thủ tục thuê đất, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận... Bên cạnh đó cũng có trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc chưa kịp thời kiểm tra và xử lý nghiêm việc sử dụng nhà, đất công không đúng mục đích, sai quy định pháp luật.
Theo báo cáo của HĐND TP.HCM về kết quả giám sát công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, trên địa bàn TP.HCM vẫn còn nhiều dự án chậm triển khai, quy hoạch nhiều năm chưa thực hiện. Thậm chí nhiều dự án đã bồi thường 100% diện tích nhưng không triển khai thực hiện và biến thành bãi rác gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng xác định giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư có giá rất thấp so với giá giao dịch thực tế trên thị trường.
Cũng theo báo cáo này, trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn còn nhiều địa chỉ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước chưa được kê khai bổ sung, cập nhập biến động và bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê lại, liên doanh liên kết không đúng thẩm quyền. Đến nay, vẫn còn 41 địa chỉ nhà đất chưa thu hồi, trong đó khối Trung ương là 13 địa chỉ (gần 158.980 m2), khối thành phố còn 28 địa chỉ (hơn 58.000 m2).
Đặc biệt, hiện nay TP.HCM vẫn còn 13.930 căn hộ và nền đất đã được hình thành trong nhiều năm nhưng chưa bố trí sử dụng phần nào gây lãng phí. Cụ thể, hơn 1.800 căn hộ phục vụ tái định cư được tạo lập từ giai đoạn trước năm 2006 chưa sử dụng chuyển sang giai đoạn 2006-2017. Ngoài ra, qua kiểm tra, thanh tra 346 khu đất do 10 tổng công ty và công ty nhà nước đang quản lý sử dụng có 112 địa chỉ sử dụng sai mục đích hoặc bỏ trống hoặc cho thuê lại.
Thiếu đất cho văn hóa, xã hội
Trong khi hàng trăm mặt bằng nhà đất công bị sử dụng sai phạm, lãng phí thì quỹ đất dành cho giáo dục, văn hóa tại TP.HCM lại ở mức thấp.
Trong chương trình “Lắng nghe và trao đổi” với chủ đề “Quản lý tài nguyên đất - thực trạng và giải pháp” do HĐND TP.HCM tổ chức gần đây, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM cho biết, sĩ số lớp của thành phố ở mức cao vì thiếu trường, thiếu lớp. Tỷ lệ quy hoạch trường học hiện nay ở các quận, huyện ngoại thành khoảng 10 – 15m2/học sinh, các quận nội thành tỷ lệ này nhỏ hơn.
Theo thống kê của ngành giáo dục thành phố, tỷ lệ đầu tư đất cho giáo dục chỉ đạt 15% theo quy hoạch vì vướng đền bù, giải tỏa. Eo hẹp về đất cho giáo dục nên sân chơi để phát triển toàn diện cho học sinh là bài toán khó. Tương tự với quỹ đất dành cho giáo dục, đất phát triển các dự án văn hóa cũng không khá hơn, vậy mà nhiều rạp lại không được sử dụng đúng mục đích là đáp ứng nhu cầu giải trí cho người dân. Đơn cử, các cơ sở khối nghệ thuật rạp Thủ đô, Lao động, Nhân dân, khu thể thao Phú Thọ… đang không sử dụng đúng mục đích.
Lý giải việc sử dụng sai mục đích từ các công trình văn hóa, ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao cho rằng, các rạp hát, rạp chiếu phim được đầu tư lâu nhưng vì đã xuống cấp cho nên không thể hoạt động nghệ thuật. Đặc biệt, một số rạp hát, rạp chiếu phim được xây dựng đan xen trong dân cư với diện tích nhỏ, như: rạp Lệ Thanh A 700m2, Lệ Thanh B 800m2 nên khó kêu gọi nhà đầu tư.
Phân tích các nguyên chậm triển khai các dự án đầu tư dẫn đến tình trạng sử dụng hoặc cho thuê sai mục đích ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng, do giá trị thu hồi vốn từ các công trình không cao nên các nhà đầu tư ngần ngại thực hiện. Ngoài ra, vì thiếu vốn nên nhà đầu tư chậm triển khai dự án. Liên quan vấn đề về vốn để xây dựng các công trình phát triển trên địa bàn thành phố, bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, nguồn vốn đầu tư cho các dự án đang ở tình trạng thiếu thốn. Theo tính toán, ngân sách hiện nay chỉ đáp ứng 46,7% nhu cầu xây dựng.
Nhằm xử lý vấn đề lãng phí đất công, lãnh đạo UBND TP.HCM đã yêu cầu các sở, ngành liên quan xem lại những dự án đất công đã “xí phần” nhưng bỏ hoang, cho thuê... Lãnh đạo thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại tất cả dự án để xem dự án nào thực hiện được. Đối với những dự án không thực hiện được phải tính toán lại không để tình trạng trục lợi từ các dự án phát triển.
Liên quan đến các giải pháp trong việc quản lý và sử dụng nguồn đất công, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho biết, sắp tới sẽ thực hiện nhiều nhóm giải pháp. Cụ thể, thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội, thực hiện rà soát và sắp xếp lại nhà đất công rồi thực hiện thu thuế. Thứ hai, huy động nguồn lực từ gia tăng giá trị đất để ngân sách dồi dào hơn, tạo quỹ đất cho công trình xã hội, giải pháp tìm nguồn vốn đầu tư cho các dự án bị ách tắc trong thời gian dài. Việc rà soát dự án cũng được UBND TP. HCM và sở, ngành liên quan thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, đơn vị này đang rà soát lại những dự án thuộc nhà nước giao về lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao… để biết được dự án nào cho thuê lại mặt bằng, hoặc nhà ở không đúng mục đích đưa ra phương án xử lý. |
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics