Gian nan cuộc chiến chống hàng giả: Câu chuyện tạm giữ lô hàng của Unilever
Đó là phát biểu của ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam tại Hội thảo “Doanh nghiệp đồng hành cùng quản lý thị trường trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” do Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương và Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU – MUTRAP) phối hợp tổ chức tại TP.HCM vừa qua.
Doanh nghiệp dè dặt
Theo ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, mặc dù lực lượng quản lý thị trường đã rất nỗ lực nhưng công tác chống hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là do phương thức, thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp, tinh vi; cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ; sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ; trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế; nhận thức của cộng đồng chưa được nâng cao. Trong đó, ông nhấn mạnh nguyên nhân sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi chưa được thường xuyên, bài bản.
Chỉ thị 28/2008/CT-TTg đã yêu cầu “phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng thực thi và doanh nghiệp; phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng và cơ quan thông tin đại chúng để phối hợp đấu tranh, tạo dư luận lên án mạnh mẽ hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng”. Đồng thời theo ông Đỗ Thanh Lam, doanh nghiệp là người sở hữu hàng hóa của mình, họ là người hiểu rõ hàng hóa của mình nhất, bởi vậy mà hơn ai hết, họ phải tự bảo vệ mình trước nạn hàng giả bằng cách phối hợp với các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến điều này. Rất nhiều doanh nghiệp khi cơ quan chức năng đề nghị cung cấp thông tin để hướng dẫn người tiêu dùng tránh hàng giả thì tỏ ra thờ ơ, né tránh. Vì sợ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm hoặc lo ngại đối tượng sản xuất hàng giả nắm được các đặc điểm hàng hóa để tiếp tục cho ra những sản phẩm nhái tinh vi hơn mà doanh nghiệp hết sức dè dặt trong việc phối hợp với lực lượng chức năng.
Minh chứng cho điều này, ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết, từ trước đến nay chi cục đã bắt được rất nhiều lô hàng nhái, hàng giả các thương hiệu nhưng việc liên hệ với các chủ sở hữu thương hiệu để cùng phối hợp xử lý thì rất khó khăn. Trong khi đó, thời gian tạm giữ hàng hóa có hạn, lực lượng quản lý thị trường thì không thể đợi đến lúc doanh nghiệp “sắp xếp” được thời gian phù hợp.
Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp khiến lực lượng quản lý thị trường dở khóc dở cười. Ví dụ trường hợp công ty Unilever, khi quản lý thị trường Bình Dương phát hiện khối lượng lớn xà phòng bánh không đáp ứng chất lượng bao bì và không có chữ U in chìm như trong hướng dẫn xác định hàng thật phía công ty này cung cấp lực lượng này đã tiến hành tạm giữ lô hàng. Sau khi tìm cách liên lạc với doanh nghiệp này, thì được cho biết “bao bì đợt này in hơi mỏng và không có dập chữ U như các đợt trước”. Nếu tình huống này còn lặp lại, lực lượng quản lý thị trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Người dân còn... "dung túng"
“Do chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả của việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả, một bộ phận đông người tiêu dùng vẫn sử dụng hàng nhái. Tôi từng được nghe một số người dân chia sẻ rằng: Dù biết xài hàng nhái, hàng giả là không tốt nhưng sản phẩm nhái có mẫu mã và chất lượng đạt 70-80% hàng thật, nhưng giá lại “mềm” hơn rất nhiều. Ví dụ, một chiếc thun hiệu Lacotse chính hãng có giá gần 2 triệu đồng, trong khi đó, cũng cùng 1 kiểu dáng và chất liệu tương tự, có gắn logo thương hiệu hẳn hoi nhưng những chiếc áo thun Lacotse nhái chỉ có có giá 50 – 70.000 đồng” – ông Lê Thế Bảo phát biểu tại hội thảo.
Đồng ý kiến, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho rằng tâm lý người dùng vẫn “ưa chuộng” hàng nhái. Nhiều người dân biết hàng giả nhưng vẫn mua vì lý do thu nhập thấp, không có điều kiện sử dụng hàng chính hãng.
Để khắc phục tình trạng trên, ông Lê Thế Bảo đề xuất giải pháp tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức của người tiêu dùng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần lên tiếng tự bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách phối hợp với lực lượng chức năng trong công tác chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xem xét đến vấn đề giá cả, hoặc đầu tư sản xuất những dòng sản phẩm tầm trung để gia tăng khả năng tiếp cận của khách hàng với những sản phẩm “hàng hiệu”.
“Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh và thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài và thực hiện những cam kết song phương hoặc đa phương về sở hữu trí tuệ. Kỷ cương, pháp luật không được thực thi nghiêm minh, nhà nước thất thu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất, môi trường bị xâm hại, đó là những tác hại to lớn do tệ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trực tiếp gây ra” – đó là những vấn đề ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đề nghị lực lượng chức năng và doanh nghiệp phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Nguyễn Thành Danh, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương, một số nội dung giữa Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa thống nhất khiến cho việc xử lý trở nên cực kỳ khó khăn. Ví dụ, khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” theo điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 trùng với các dấu hiệu “giả” trong Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10-1-2013. Hiện nay lực lượng quản lý thị trường vẫn gặp nhiều vướng mắc khi xử lý các trường hợp như: gia công hàng xâm phạm quyền cho doanh nghiệp nước ngoài, xâm phạm quyền thông qua internet, bán hàng và quảng cáo ngoài kênh phân phối chính hãng...
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK