Giảm phí dịch vụ thanh toán: Sẻ chia trên lợi ích đôi bên
Các ngân hàng cũng đang gặp khó khăn khi phải giảm các loại phí giao dịch để hỗ trợ nền kinh tế. Ảnh: ST |
Nỗ lực giảm phí
Vào khoảng đầu tháng 4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giảm cước tin nhắn đối với các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Trong đó nêu rõ, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách và giải pháp cụ thể hỗ trợ cho các đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó có các chương trình miễn, giảm phí giao dịch thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng.
Cùng với việc giảm phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cũng do tác động từ dịch bệnh, các ngân hàng cho biết, tình hình hoạt động kinh doanh thẻ cũng bị ảnh hưởng. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, doanh số sử dụng thẻ của nhóm các ngân hàng lớn đã liên tiếp giảm từ đầu năm đến nay. Tính đến tháng 3/2020, doanh số sử dụng thẻ trong nước đã giảm 21% và doanh số sử dụng thẻ tại nước ngoài giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019. Đối với mảng thanh toán, doanh số thanh toán thẻ giảm mạnh qua các tháng, đặc biệt trong tuần đầu của tháng 4/2020. Doanh số thanh toán bình quân giảm 78% so với cùng kỳ và giảm 93% so với tháng 3/2020. Tại một số đơn vị chấp nhận thẻ như hàng không, giáo dục, du lịch lữ hành, khách sạn, doanh số thanh toán trung bình của thẻ trong nước và nước ngoài trong tháng 3/2020 giảm 80% so với tháng trước và dự kiến tiếp tục giảm mạnh trong các tháng tới.
Đại diện Ngân hàng VietinBank cho biết đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ với giá phí ưu đãi hợp lý theo từng đối tượng khách hàng, phối hợp với Napas thực hiện miễn giảm phí đối với các giao dịch chuyển khoản trên hệ thống iPay phiên bản 5.0…, nhưng do ảnh hưởng tâm lý nên khách hàng vẫn chưa có nhu cầu chi tiêu như bình thường.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay, 100% ngân hàng đã xác nhận thực hiện chính sách miễn/giảm phí cho khách hàng đối với giao dịch giá trị nhỏ (từ 2 triệu đồng trở xuống) và khoảng 63% giao dịch thanh toán của khách hàng qua giao dịch thanh toán liên ngân hàng 24/7 qua Napas được áp dụng miễn hoặc giảm phí. Nhiều loại phí được giảm từ 75-100% mức phí cũ. Ước tính, tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau các đợt giảm phí là khoảng trên 1.000 tỷ đồng. |
Ngân hàng gặp khó
Rõ ràng, để có được những thành quả về miễn giảm phí nêu trên, ngành ngân hàng sẽ phải “trả giá”. Theo các ngân hàng, việc giảm phí đang gặp phải trở ngại do liên quan đến những khoản đầu tư cho công nghệ, vận hành dịch vụ. Đặc biệt, ngân hàng cũng chỉ là một bên trong chuỗi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Các khoản chi phí phải chi trả cho các đối tác hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một gánh nặng. Tiêu biểu nhất là chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông dành cho các ngân hàng đang cao hơn nhiều lần so với những tin nhắn thông thường.
Cụ thể, MobiFone và VinaPhone đang áp dụng mức 820 đồng/1 tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/1 tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng. Tương tự, Viettel là 500 đồng/1 tin nhắn (không phân biệt loại tin nhắn) và từ năm 2019, Viettel đã nâng mức giá cước lên 785 đồng đối với tin nhắn giao dịch tài chính. Vietnammobile, Beeline áp dụng 280-400 đồng/1 tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/1 tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng. Trường hợp sử dụng đầu số thuê bao cung cấp dịch vụ tin nhắn (SMS-Brandname) của đơn vị trung gian, các ngân hàng đều chịu phí SMS trực tiếp từ nhà mạng hoặc đối tác của nhà mạng, mức phí SMS Branding khoảng 720 đồng/tin nhắn.
Phía Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, mức giá cước tin nhắn mà các doanh nghiệp viễn thông đang áp dụng đối với các ngân hàng cao gấp gần 3 lần so với tin nhắn thông thường, bởi tin nhắn giữa các cá nhân đơn lẻ ở mức 250-300 đồng/1 tin nhắn. Chính vì thế, hầu hết ngân hàng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng đều phải bù lỗ khi chi trả phí dịch vụ tin nhắn viễn thông. Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng trong việc thực hiện chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tương tự, tình hình kinh doanh thẻ gặp khó, nhưng các ngân hàng lại “than” rằng, ngân hàng lại chịu nhiều loại phí từ Visa và MasterCard. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, trong cơ cấu thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế, phí xử lý giao dịch chiếm phần chủ yếu, bao gồm rất nhiều loại phí: Vừa thu theo số lượng giao dịch, vừa thu theo doanh số giao dịch, dẫn tới tình trạng thu phí chồng phí với một giao dịch. Đơn cử, với một giao dịch thẻ, Visa và Mastercard có thể thu các loại phí như: Phí cấp phép (authorization), phí thanh toán (settlement), phí thương hiệu, phí chi tiêu trong/ngoài Việt Nam, phí dịch vụ… và nhiều loại phí khác.
Về vấn đề này, theo đại diện VietinBank, với quy mô doanh số thanh toán nằm trong top đầu thị trường, chi phí trả các tổ chức thẻ của VietinBank (đặc biệt là chi phí trao đổi – interchange fee) lên đến hàng nghìn tỷ mỗi năm, dẫn đến áp lực chi phí rất lớn. Tuy nhiên, do cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng, các ngân hàng vẫn phải giảm phí để giữ được khách hàng, dẫn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán ngày càng gặp khó khăn.
Chung tay hỗ trợ
Trước những khó khăn nêu trên, đại diện cho khối các ngân hàng đã lên tiếng kiến nghị một loạt phương án giảm cước, phí. Theo đó, với cước viễn thông, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét giảm mức giá cước tin nhắn xuống tương đương với mức giá cước tin nhắn thông thường (áp dụng cho dịch vụ nhắn tin giữa các cá nhân đơn lẻ) hoặc ít nhất giảm 50% mức giá cước tin nhắn hiện đang áp dụng với các ngân hàng.
Từ những kiến nghị này, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tiếp nhận và đã có công văn đề nghị các doanh nghiệp viễn thông di dộng nghiên cứu, xem xét giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ tài chính - ngân hàng để đồng hành, chia sẻ, giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng khi thực hiện chính sách miễn, giảm phí sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Cục cũng yêu cầu các doanh nghiệp này báo cáo phương án giảm giá trước 27/4, nhưng tới nay vẫn chưa có thông tin gì được công bố tới công chúng.
Với các tổ chức thẻ quốc tế, các ngân hàng cũng kiến nghị Visa và MasterCard xem xét trong vòng 12 tháng tới giảm tối thiểu 50% phí xử lý giao dịch đối với cả ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành. Đồng thời, áp dụng cơ chế thu một loại phí đối với 1 giao dịch, hạn chế tình trạng thu phí chồng phí. Bên cạnh đó, chỉ thu phí đối với giao dịch thành công, không thu phí đối với giao dịch lỗi… “Trước mắt Visa và MasterCard cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ giảm phí cho các ngân hàng Việt Nam (ít nhất áp dụng cho 12 tháng). Về lâu dài cần xem xét có chính sách phí phù hợp để tạo điều kiện, hỗ trợ thị trường thẻ Việt Nam phát triển ổn định và hiệu quả hơn”, đại diện VietinBank cho biết.
Bình luận về vấn đề trên, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế cùng chung tay chia sẻ với ngành ngân hàng hay bất cứ ngành hàng nào trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp sẽ có ý nghĩa tích cực. Đặc biệt, với xu thế ngân hàng số đang có sự phát triển mạnh mẽ, người dân Việt Nam dần quan tâm hơn đến giao dịch không dùng tiền mặt thì các nhà mạng viễn thông, tổ chức thẻ quốc tế càng được lợi khi hợp tác với ngành ngân hàng. Do đó, theo các chuyên gia, một mức chi phí hợp lý cho ngành ngân hàng sẽ giúp cho đôi bên cùng phát triển, cùng tận dụng được cơ hội trong tình hình kinh tế hiện nay.
Tin liên quan
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
20:45 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
15:57 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
12:03 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics