Giảm giãn cách xã hội nhưng không chủ quan
Hà Nội sẽ giảm giãn cách ra sao từ ngày 23/4? | |
Kiến nghị Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội tới 30/4 | |
Hà Nội kiến nghị giảm mức giãn cách xã hội sau 22/4 |
Từ khi Hà Nội còn đang thực hiện giãn cách xã hội, mật độ giao thông của đô thị đã khá cao và khi thực hiện giãm giãn cách, trên nhiều con đường, tuyến phố lượng người và phương tiện đổ ra đường còn đông hơn rất nhiều lần.
Mật độ giao thông đông đúc tại phố Tây Sơn ngày 23/4 |
Dọc con phố Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng của quận Đống Đa các cửa hàng đã mở cửa trở lại song lượng khác hầu như chưa có nhiều.
Còn tại một số khu chợ cóc, lượng người đông đúc, hầu hết đều đeo khẩu trang phòng dịch theo quy định song việc giữ khoảng cách thì hầu như không ai để ý. Tình trạng đừng sát nhau, chen lấn, xô đẩy mua hàng vẫn diễn ra.
Với các cơ sở y tế, tuy là ngày đầu tiên thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội nhưng lượng bệnh nhân đến khám tại các cơ sở này không nhiều.
Theo lãnh đạo một số cơ ở y tế, nhiều bệnh viện tăng cường khám bệnh, tư vấn theo các hình thức trực tuyến, điện thoại, viễn thông để giảm lưu lượng người đến khám bệnh. Giãn, hoãn việc mổ phiên các trường hợp trì hoãn được…
Tại một số cửa hàng, người mua dường như không để ý tới khoảng cách tối thiểu 2m. |
Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: đến thời điểm này, Bệnh viện vẫn hạn chế số bệnh nhân đến khám, chỉ ở mức 600-800 bệnh nhân/ngày trong khi đó trước kia ở mức 2.500-3.000 bệnh nhân/ngày; đồng thời giảm số bệnh nhân khám nội trú còn dưới 1.000 bệnh nhân (trước đó là 1.800 bệnh nhân).
"Bệnh viện nhận những trường hợp trẻ mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính hoặc chỉ phẫu thuật dịch vụ cho những trường hợp bệnh nhân đã đặt lịch trước. Còn những trẻ mắc bệnh thông thường có thể trì hoãn được, Bệnh viện sẽ tư vấn để khuyên người nhà bệnh nhân nên trì hoãn đến thời điểm thích hợp", đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương nói.
Theo các chuyên gia y, việc thực hiện giãn cách xã hội là biện pháp tích cực góp phần vào việc đẩy lùi dần dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua.
Song trong thời gian tới, dù nới lỏng giãn cách xã hội, người dân cũng không thể chủ quan khi mà cả thế giới đang phải nỗ lực chống dịch, số người nhiễm bệnh, tử vong vẫn tăng lên từng ngày.
Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng: do dịch đã lây lan ra cộng đồng nên vẫn tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm và có thể bùng phát thành ổ dịch bất cứ lúc nào, Việt Nam cũng xác định phải ứng phó lâu dài, không được lơ là, chủ quan, phải làm quyết liệt, đặc biệt là ý thức tham gia của mỗi người dân.
“Không phát hiện ổ dịch mới tại cộng đồng, đây là dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên tôi nhấn mạnh, chúng ta không được chủ quan vì tình hình diễn biến rất phức tạp", ông Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Thực tế cho thấy ở Việt Nam từng có nhiều trường hợp bị lây nhiễm trong cộng đồng, không truy xuất được nguồn gốc F0 và nỗi lo về dịch bệnh Covid-19 có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Để việc nới lỏng giãn cách xã hội đạt hiệu quả, rất cần sự ý thực chấp hành tự giác của người dân, sự sâu sát của chính quyền địa phương trong việc chấp hành phòng chống dịch bệnh, không được phép có tâm lý chủ quan.
Tin liên quan
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Khen thưởng thành tích phá vụ án buôn lậu 7.300 tấn khí cười
09:11 | 11/12/2024 An ninh XNK
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
14:33 | 15/12/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics