Giải đáp thắc mắc cho DN xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao
Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM đạt 2,46 tỉ USD, tăng 3 lần so với năm 2011 và chiếm tỉ trọng 11,4 % kim ngạch xuất khẩu. Thị trường XK mặt hàng này chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á (Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc…), châu Âu và Mỹ.
Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Bích Ngọc – Phó Trưởng phòng XNK Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, hiện các sản phẩm công nghệ cao XK không phải đóng thuế XK và thuế GTGT, các thiết bị máy móc linh kiện vật tư trong nước chưa sản xuất được mà DN NK tạo tài sản cố định cho dự án công nghệ cao cũng được miễn thuế. Ngoài ra, hàng NK để sản xuất XK cũng chưa phải nộp thuế ngay mà được gia hạn 275 ngày.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Bích Ngọc, hiện có một số khó khăn trong xây dựng chính sách thuế cho sản phẩm công nghệ cao như linh kiện hay phụ tùng, vật tư nguyên liệu là loại có thể lắp lẫn dùng chung cho các sản phẩm khác không phải là sản phẩm công nghệ cao (như ốc vít, bảng mạch điện tử...), nếu để mức thuế thấp thì ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Một khó khăn nữa theo Vụ Chính sách thuế, trong 4 lĩnh vực ưu tiên phát triển của Luật Công nghệ cao là: CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và tự động hóa, thì chỉ có CNTT tương đối phát triển. Nhưng lĩnh vực này thay đổi hàng ngày, hàng giờ nên việc định nghĩa sử dụng công nghệ cao trong trường hợp này cần giải thích rõ về công nghệ vì một mặt hàng có thể là công nghệ cao năm nay nhưng năm sau thì đã lỗi thời. Từ đó chính sách thuế cũng áp dụng có thời hạn với các sản phẩm, các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để đảm bảo ưu đãi đúng mục tiêu “công nghệ cao” chứ không phải “đã từng là công nghệ cao”.
Tại hội thảo lần này, Cục trưởng Cục giám sát quản lý về hải quan Nguyễn Đức Nga giải đáp một số thắc mắc liên quan đến lĩnh vực hải quan của DN sản xuất XK sản phẩm công nghệ cao.
Cụ thể, một số DN như FPT Softwave, Nanogen thắc mắc về việc NK hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành phải xin phép Bộ chuyên ngành, gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu sản xuất sản phẩm công
“Các thủ tục hành chính hiện hành với DN CNTT liên quan đến hoạt động xuất khẩu nhìn chung là thuận lợi. Các thủ tục này chủ yếu tập trung tại cơ quan hải quan và cơ quan quản lý chuyên ngành: Công Thương, Thông tin- Truyền thông, Khoa học Công nghệ”, ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM nhận xét. |
Theo Cục giám sát quản lý về hải quan, vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan mà của các Bộ chuyên ngành, vì vậy để có cơ chế riêng thì DN phải có kiến nghị lên bộ ngành liên quan.
Về vướng mắc trong định mức tiêu hao nguyên vật liệu của 2 Công ty Jabil và Sonion, ông Nguyễn Đức Nga cho biết, theo quy định tại khoản 3 điều 33 Thông tư 194/2010/TT-BTC thì trong quy trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì DN được điều chỉnh định mức mã hàng đã thông báo với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới nhưng phải có văn bản giải trình lý do cụ thể; việc điều chỉnh định mức phải thực hiện trước khi làm thủ tục XK lô sản phẩm có định mức điều chỉnh.
Trường hợp không thay đổi mã sản phẩm XK, chỉ thay đổi về định mức tiêu hao của nguyên liệu, vật tư đã khai báo thì DN có văn bản kèm bảng điều chỉnh định mức đã thông báo, không thay đổi mã hàng. DN và cơ quan hải quan thống nhất bổ sung thêm mã phụ cho mã hàng đó trên bảng điều chỉnh định mức và trên tờ khai XK.
Giải đáp thắc mắc về thời gian tạm nhập tái xuất của Công ty Air Liquide, Cục giám sát quản lý về hải quan cho biết: "Theo quy định của Chính phủ thì DN chỉ được tối đa 2 lần gia hạn đối với một lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Thẩm quyền gia hạn nêu trên thuộc lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi DN làm thủ tục. Về nguyên tắc khi hết 2 lần gia hạn lô hàng không được gia hạn thêm. Trường hợp đặc biệt không thể tái xuất đúng hạn thì DN phải có văn bản gửi cấp cao hơn xem xét giải quyết".
Duy Quang
Tin liên quan
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics