Giá phân bón trong nước tăng cao, vì sao chưa tạm dừng xuất khẩu?
Bộ NN&PTNT nói gì về việc giá phân bón liên tục tăng cao? | |
Áp thuế đường Thái, tăng giá phân bón "nóng" họp báo Bộ Công Thương | |
Doanh nghiệp phân bón “được mùa” trong năm Covid |
Giá phân bón tăng chủ yếu do bị tác động các yếu tố như giá nguyên liệu, giá cước vận chuyển tăng… chứ không phải do nguồn cung không đủ. Ảnh: ST |
Cần ưu tiên sản xuất trong nước
Xung quanh câu chuyện giá phân bón tăng cao, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phân tích, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, giá phân bón tăng mạnh từ đầu năm đến nay là do tác động từ thị trường phân bón thế giới. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón đã tăng mạnh. Có những loại như amoniac, lưu huỳnh tăng tới 50 - 120% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá phân bón, nhất là giá phân bón DAP, phân đạm ure đã tăng khá cao. Theo số liệu của World Bank, giá phân DAP tháng 4/2021 đã tăng 54% so với tháng 9/2020. Tại Việt Nam, trong quý 1/2021, giá bán các mặt hàng phân bón trong nước vẫn được duy trì ở mức thấp hơn so với giá thế giới. Tuy nhiên, từ đầu tháng 4/2021 đến nay, mặt bằng giá phân bón tại Việt Nam cũng điều chỉnh tăng theo quy luật thị trường thế giới. Đáng chú ý, theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), giá nguyên liệu sản xuất phân bón và giá phân bón thế giới để sản xuất các loại phân bón tổng hợp trong tháng 6/2021 đã tăng mạnh so với tháng 12/2020. Cụ thể, phân đạm ure tăng 62%, DAP tăng trên 54%, Kali tăng 45%... |
“Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 khiến logistics đứt gãy nhiều công đoạn, chi phí tăng cao, cước phí vận chuyển tăng 3 - 5 lần khiến giá phân bón đội lên. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng việc phân phối phân bón còn bất cập, tạo ra khan hiếm giả ở một số nơi”, ông Hoàng Trung nói.
Tại buổi làm việc mới đây của Cục Bảo vệ thực vật với các DN phân bón như: Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau và những DN lớn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, các DN này đều cho biết đã tăng sản lượng sản xuất phân bón trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt một số loại phân bón có sản lượng tăng từ 15-30%.
Trong bối cảnh hiện tại, không ít ý kiến cho rằng cần ưu tiên hàng hóa cho tiêu dùng trong nước, ổn định giá cả cho nông dân là thiết yếu. “Cần phải có chính sách hạn chế XK phân bón như tạm ngừng XK, tăng thuế XK và chính sách tăng nguồn cung bằng cách tạm ngừng áp thuế tự vệ với các phân bón mà Việt Nam chưa sản xuất đủ như DAP, MAP...”, TS. Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam bày tỏ quan điểm.
Ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, nhằm hài hóa quyền lợi giữa nhà sản xuất và nông dân trong bối cảnh giá phân bón liên tục tăng cao, nên sớm xem xét tạm dừng XK phân bón, đồng thời cần yêu cầu các DN sản xuất tăng tối đa công suất sản xuất để đảm bảo nguồn cung trong nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng linh hoạt công cụ thuế suất như giảm thuế NK, tăng thuế XK, tính toán cụ thể và minh bạch thuế phòng vệ thương mại sẽ là giải pháp hiệu quả góp phần “hạ nhiệt” giá phân bón.
Chưa đủ cơ sở tạm dừng xuất khẩu
Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam NK khoảng 2,3 triệu tấn phân bón, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020; XK khoảng 667.000 tấn phân bón, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước. Dù lượng XK 6 tháng đầu năm tăng cao nhưng tổng nguồn cung từ sản xuất trong nước và NK đạt trên 6,6 triệu tấn. Sau khi trừ đi lượng phân bón đã XK, lượng phân bón vẫn cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, do đó, chưa đủ cơ sở để tạm dừng XK phân bón.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất phân tích thêm, năng lực sản xuất của các nhà máy phân bón trong nước hiện trên 8 triệu tấn, NK khoảng 4 triệu tấn, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn. Việt Nam cũng cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón với phân urê, lân và NPK; đáp ứng khoảng 86% nhu cầu DAP và MAP; chỉ NK phân SA và kali do trong nước không có nguồn nguyên liệu.
“Có thời điểm nhu cầu phân bón tăng đột biến nên nguồn cung thiếu hụt cục bộ, có tính chất tạm thời. Dù vậy, nông dân không nên quá lo lắng, mua phân bón tích trữ, làm đẩy giá phân bón lên cao hơn; cần sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả hơn…”, ông Thanh nói.
Để bình ổn thị trường, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các đơn vị liên quan để đánh giá, rà soát biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP, MAP một cách khách quan, tổng thể và phù hợp với quy định của pháp luật... "Bộ Công Thương cũng sẽ chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá, đồng thời đề nghị DN đẩy mạnh sản xuất, ưu tiên tiêu thụ trong nước và hạn chế XK nhằm bình ổn giá phân bón tại thị trường trong nước”, lãnh đạo Cục Hóa chất nhấn mạnh.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics