Đuối nước mùa hè: Vẫn đau đáu nỗi lo
Nỗi đau xé lòng
Ngày 25/4, một vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra ở huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi. Hai trong số 3 em học sinh của Trường PTTH Sơn Hà đã tử vong vì đuối nước trong khi đi tắm cùng nhau ở thác nước Núi Nia. Trước đó, một vụ tai nạn khác đau xót liên quan đến đuối nước xảy ra tại Gia Lai khiến 4 trẻ đã tử vong. Vậy là chỉ trong một khoảnh khắc các gia đình đã phải nhận hung tin về sự mất mát của con em mình. Nỗi đau bao trùm không khí gia đình, làng xóm nơi gia đình các em đang sinh sống. Trên đây chỉ là vài ví dụ trong những vụ việc tiêu biểu trong thời gian qua liên quan đến tai nạn đuối nước. Thực tế, còn nhiều vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân là trẻ nhỏ xảy ra trên phạm vi cả nước. Thậm chí có vụ học sinh biết bơi, tắm ở hồ bơi vẫn bị chết đuối do không có kỹ năng thoát hiểm. Theo kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) cho thấy, trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối nước (chiếm tỷ lệ 22,6% tại nạn thương tích), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%.
Theo các chuyên gia y tế, các vụ tai nạn đuối nước diễn ra do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những nơi có mối hiểm họa này chiếm 33% trên tổng số vụ tai nạn. Qua tìm hiểu tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, số lượng ao, hồ chiếm tỷ lệ lớn, đây là một trong nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đuối nước. Đơn cử như tại địa bàn huyện Kim Bảng (Hà Nam) hầu như làng, xã nào cũng có vài ba cái ao, hồ lớn được các gia đình nuôi, thả cá. Bên cạnh đó là vài chục chiếc ao nhỏ được làm theo mô hình vườn ao chuồng. Trẻ em ở khu vực này thường cứ buổi trưa rủ nhau ra ao tắm hoặc chèo thuyền đùa nghịch. Nhiều trong số các em chưa biết bơi song được bạn bè rủ rê cũng lội xuống ao bì bõm nghịch nước.
Ngoài ra, tại khu vực này cũng có một số hồ lớn người dân dùng để trồng sen. Mùa Hè sen nở thơm nức khiến trẻ thích thú tò mò rủ nhau đi hái hoa sen, khi đó nguy cơ trẻ bị đuối nước do trượt chân ngã là hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó nhiều trẻ trong các gia đình có điều kiện khó khăn thường hay ra sông, các bờ đê, bờ ao, mò cua, bắt ốc nhằm tăng thu nhập cho gia đình cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước. Đó còn chưa kể một số địa phương cũng xảy ra trường hợp trẻ đuối nước do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh, sự bất cẩn của người lớn khi thiếu quan tâm tới con trẻ, điển hình là trường hợp diễn ra ở Ninh Thuận, ngày 27/5 một bé trai 8 tuổi bị chết đuối do đi múc nước ở giếng.
Đừng thờ ơ
Theo các chuyên gia y tế, nghỉ hè là thời điểm học sinh cả nước không phải đến trường, lại được tham gia vào muôn vàn hoạt động vui chơi, dã ngoại khác nhau. Nếu không biết bơi thì việc gặp tai nạn khi tham gia các hoạt động dưới nước rất dễ xảy ra. Dạy kỹ năng bơi cho trẻ là câu chuyện bắt buộc để người lớn phần nào an tâm về trẻ nhỏ. Những chương trình mang tầm quốc gia về tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước thực sự cần thiết hơn bao giờ hết. Về phía các gia đình, dù nhận thức được vấn đề đuối nước và việc cần thiết cho trẻ học bơi nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện giúp con em mình học bởi gặp khó khăn về thời gian và kinh phí.
Theo tìm hiểu của phóng viên hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều bể bơi phục vụ nhu cầu học bơi của trẻ. Mỗi khóa học bơi có mức giá khác nhau: Bơi bướm là 4,5 triệu đồng/người, bơi sải là 3 triệu đồng/người và bơi ếch là 2,4 triệu/người. Tại một số bể bơi khác, giá của những khóa tập bơi dao động trong khoảng 2 đến 5 triệu đồng tùy theo kích cỡ bể bơi, chất lượng bể bơi và loại hình bơi. Với những khóa học chuyên sâu hơn học phí có thể lên tới cả chục triệu đồng. Số tiền nêu trên những gia đình có điều kiện kinh tế ở thành phố không phải vấn đề lớn nhưng điều họ thiếu lại là thời gian do vậy đôi khi phó mặc việc dạy bơi cho giáo viên. Số khác thì lại sợ tình trạng quá tải, chật chội và mất vệ sinh tại các bể bơi nên không dám cho con đi tập bơi, chị Trần Thị Quỳnh Trang, Lương Thế Vinh, Hà Nội là một ví dụ. Chị nói: Trước kia tôi cho con đi tập bơi được hai buổi sau đó về bị ngứa ngáy khắp người lại còn bị viêm tai, sau khi loại bỏ các nguyên nhân khác tôi thấy vấn đề nằm ở bể bơi mà con đã bơi. Sau đó tôi đi tìm hiểu nhiều bể bơi khác trên địa bàn, thấy tình trạng cũng tương tự, do vậy từ đó tôi không dám cho con tập bơi.
Còn tại các vùng nông thôn, hầu như không có hoặc nếu có chỉ là những bể bơi nhỏ lẻ, tự phát được tận dụng từ các nguồn ao hồ tự nhiên nên việc dạy bơi cho trẻ gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn như ngay tại địa bàn huyện Kim Bảng, đến thời điểm hiện tại chưa hề có một bể bơi nào đúng nghĩa để giúp trẻ tập bơi. Số ít trẻ biết bơi đều là do tự tập hoặc “học lỏm” khi tắm cùng người lớn, còn lại đều không biết bơi. Chưa kể, cha mẹ ở nhiều làng quê có khi phải ra thành phố kiếm sống, trẻ nhỏ phải ở nhà với ông bà, họ hàng. Cha mẹ không có thời gian dạy bơi cho con. Các lớp học bơi không có, mà nếu có là phải miễn phí, chứ nếu trả tiền thì rất ít gia đình có thể có tiền cho con đi học bơi.
Nhấn mạnh việc cần thiết phải phổ cập bơi lội cho trẻ, bác sỹ Nguyễn Trọng An, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng rất cần thiết phải đưa bơi lội thành một môn học chính thức trong nhà trường, ngay từ bậc tiểu học, việc này phải làm từ lâu chứ không phải là thời gian tới hay thời điểm nào. Bên cạnh đó, khi đưa bơi lội vào chương trình học thì phải thực sự dạy và học có hiệu quả, có sự giám sát, dạy đến nơi đến chốn chứ không được lơ là hay làm cho qua, làm lấy thành tích. Trong môi trường trường học, những đầu tư cho thể dục thể thao cần phải được chú trọng hơn nữa để từ nay trở đi, chúng ta không bao giờ phải nghe nói đến những câu chuyện đau lòng như vụ việc học sinh bị đuối nước mấy ngày gần đây nữa.
Ngoài ra, trước thực trạng đáng báo động này, bên cạnh sự quan tâm của các cơ quan chức năng, theo ông An, các bậc làm cha, làm mẹ cần quản lý và chăm sóc con cái mình cẩn thận hơn, đừng thờ ơ với nguy cơ tiềm ẩn rình rập trẻ nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Ông bà xưa từng nói: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo”. Câu nói ấy là kinh nghiệm từ hàng ngàn năm sống với tự nhiên của người xưa, những em biết bơi lội nếu rơi vào những tình huống ngặt nghèo trong môi trường nước sẽ có cơ hội sống sót rất cao. Thiết nghĩ các địa phương trên cả nước nói chung và bản thân mỗi gia đình cần có các chương trình hành động để mọi trẻ em được sống môi trường an toàn, mà trước hết là coi trọng kỹ năng sống, mà tâm điểm là dạy cho trẻ biết bơi để phòng ngừa đuối nước có thể xảy ra.
Trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối nước (chiếm tỷ lệ 22,6% tại nạn thương tích), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%. |
Tin liên quan
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK