Dự kiến tăng mức phạt tiền đối với vi phạm về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá
Phạt tới 150 triệu đồng nếu sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định
Theo đó, dự thảo Nghị định được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng mức phạt tiền so với quy định hiện hành liên quan đến một số hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá…
Bởi qua rà soát, Bộ Tài chính thấy rằng, nếu không áp dụng mức phạt cao hơn hoặc mức phạt tối đa thì không đảm bảo được tính răn đe, chưa tương xứng với hậu quả thiệt hại gây ra. Tuy không phổ biến, nhưng điều này còn dẫn đến tình trạng với những lợi ích có được, các tổ chức, cá nhân sẵn sàng chịu phạt, vì vậy, đồng bộ với việc điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với hành vi này là các quy định về khắc phục hậu quả và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.
Về quy định xử phạt đối với hành vi trong thực hiện các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dự thảo đưa ra mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. Mức phạt tương tự được áp dụng đối với hành vi cản trở cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động bình ổn giá theo quy định. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. |
Vì thế, về xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá, Dự thảo đưa ra mức phạt thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất là 70 triệu đồng tuy theo mức độ đối với hành vi không công khai, công khai không đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hành vi không báo cáo, chậm báo cáo và báo cáo sai lệch, không đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy mức độ, dự thảo đưa ra mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng.
Ngoài ra, Dự thảo cũng đưa ra mức phạt từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi trích lập, chuyển nộp hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với hành vi không chuyển nộp hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 120-150 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật.
Theo Bộ Tài chính, hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật có mức phạt cao nhất do tính chất nghiêm trọng và mức độ thiết hại gây thiệt hại của việc thực hiện hành vi gây nên.
Về biện pháp khắc phục, một trong những biện pháp được Dự thảo yêu cầu là buộc nộp vào ngân sách toàn bộ số lãi phạt đối với số tiền Quỹ bình ổn giá chậm nộp, hoặc kết chuyển không đúng, hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật về Quỹ bình ổn giá; tỷ lệ lãi phạt là 0,03%/ngày tính trên số ngày chậm nộp, hoặc kết chuyển không đúng hoặc số ngày đã sử dụng không đúng mục đích.
Xử phạt hành vi gian lận, trục lợi về giá
Về nhóm hành vi bổ sung mới, liên quan đến điều tiết giá, Dự thảo bổ sung hành vi vi phạm khi loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường; hành vi gian lận, thông đồng về giá bằng cách thay đổi nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng; hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi; hành vi câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ…
Theo đó, với những hành vi này, Dự thảo đưa ra mức phạt thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất là 80 triệu đồng. Cùng với xử phạt, đối tượng vi phạm còn phải buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc đính chính, cải chính thông tin; buộc trả lại cho khách hàng hoặc ngân sách (nếu không xác định được khách hàng) toàn bộ tiền chênh lệch do hành vi vi phạm.
Về nhóm hành vi được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đối với nhóm hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa dịch vụ do tổ chức, cá nhân tự định giá trong trường hợp phải kê khai giá, Dự thảo đưa ra mức phạt nhẹ nhất là cảnh cáo đối với hành vi chậm công khai giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; cao nhất là 20 triệu đồng đối với hành vi công khai không đúng giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Đối với nhóm hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về giá hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của người tiêu dùng, Dự thảo đưa ra mức phạt cao nhất 20 triệu đồng đối với không cung cấp thông tin không đầy đủ chính xác về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, số lượng và các thông tin liên quan khác theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Tin liên quan
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Lào Cai xử phạt vi phạm hành chính hơn 5 tỷ đồng
15:44 | 29/10/2024 An ninh XNK
Đảm bảo thống nhất với Luật Giá trong quản lý giá thuốc khi sửa đổi Luật Dược
14:47 | 22/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics