Chấn chỉnh doanh nghiệp thực hiện quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Ảnh minh hoạ: Thu Dịu |
Thời gian gần đây, báo chí có phản ánh về những vấn đề còn tồn tại trong điều hành và quản lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, nhất là sau vụ việc 2 lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil bị bắt do vi phạm về sử dụng và không nộp hàng trăm tỷ đồng vào Quỹ Bình ổn giá. Cùng với đó là việc Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà đã bị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Long Biên trích thu nợ tự động gần 270 tỷ đồng từ tài khoản Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được lập tại chi nhánh này. Ngoài ra còn có thông tin về một số doanh nghiệp đầu mối vi phạm về quy định của Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo quy định tại Luật Giá (sửa đổi), một trong các biện pháp bình ổn giá là sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá. Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác, chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá và được đặt tại doanh nghiệp. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
Theo quy định của Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83 của Chính phủ thì thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá. Thông tư 103/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu quy định, doanh nghiệp đầu mối có trách nhiệm công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về số dư quỹ.
Như vậy, từ trước đến nay, việc quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang được thực hiện theo biện pháp kết hợp giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Cơ quan Nhà nước quản lý về số liệu, gồm số dư Quỹ, số lượng xăng dầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu quản lý còn việc bảo quản, sử dụng thực tế do các doanh nghiệp chủ động thực hiện và việc trích lập được thực hiện trên cơ sở ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo Bộ Tài chính, tính đến hết quý 2/2023, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 7.425 tỷ đồng. Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang có diễn biến ổn định hơn, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thực hiện việc điều hành giá xăng dầu, trích lập và chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu một cách linh hoạt, hợp lý, tạo dư địa để điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới khi diễn biến giá xăng dầu thế giới vẫn có xu hướng diễn biến phức tạp, nhưng vẫn ưu tiên giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Tính đến kỳ điều hành ngày 2/10/2023, không thực hiện trích lập Quỹ bình ổn; chi Quỹ bình ổn đối với 2 mặt hàng đầu hỏa ở mức 109 đồng/lít và dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, không chi Quỹ bình ổn đối với dầu mazut.
Tại họp báo thường kỳ quý 3/2023 của Bộ Tài chính vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh về sự cần thiết của việc giữ Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá (sửa đổi), bởi đây là khung pháp lý cần thiết mà Quốc hội đã thông qua; hơn nữa, trước khi thông qua, Bộ Tài chính đã tổng hợp nhiều ý kiến và có báo cáo đầy đủ, khách quan đối với việc duy trì Quỹ hay không.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, việc trích lập, hình thành và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã triển khai một cách đầy đủ, từ khung khổ pháp lý đến công tác quản lý, giám sát…
Vì thế, việc một số doanh nghiệp cố tình vi phạm việc trích quỹ theo quy định là “con sâu làm rầu nồi canh”, nên cần sự vào cuộc chấn chỉnh của cơ quan quản lý.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Bộ Công Thương phải mạnh tay thanh lọc thị trường, rút giấy phép vĩnh viễn với các doanh nghiệp có nhiều vi phạm để tăng tính răn đe. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý phải có những yêu cầu chặt chẽ hơn về việc thực hiện chế độ hạch toán, kết chuyển, báo cáo về Quỹ bình ổn giá theo quy định hàng tháng, không phải định kỳ theo quý hay 6 tháng, 1 năm như hiện nay. Ngoài ra, cần quy gọn đầu mối quản lý thực hiện các nhiệm vụ điều hành giá cơ sở xăng dầu cũng như điều hành và giám sát việc thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Trước tình hình này, đại diện Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp với Bộ Công Thương ban hành nhiều văn bản nhắc nhở, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan để có giải pháp, cách thức vận hành Quỹ phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK