Dự báo chính sách châu Á của ông Joe Biden
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. |
Theo các chuyên gia phân tích, chính sách đối ngoại của ông Biden cũng được kỳ vọng sẽ khác hoàn toàn so với thời của ông Donald Trump. Ông Biden chủ trương khôi phục vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, cam kết tung ra một "cơn sóng thần" những đổi thay trong cách nước Mỹ xử lý các vấn đề quốc tế.
Theo tạp chí Forbes, nếu theo dõi các tuyên bố cùng các bài phát biểu về chính sách của ông Biden thời gian qua, có thể nhận thấy chính sách châu Á của ông Biden sẽ được cải thiện tích cực hơn so với chính quyền Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Đó là ông Biden sẽ có cách tiếp cận theo hướng tích cực và mềm dẻo hơn và nhiều khả năng chính quyền Biden sẽ thúc đẩy lợi ích của mình tốt nhất bằng cách phối hợp trong một liên minh thông qua các cấu trúc đã được thiết lập. Do vậy, có thể mong đợi một sự nâng cấp đáng kể trong cam kết đa phương giữa Mỹ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), cùng các hội nghị bộ trưởng, nhóm công tác và hội nghị thượng đỉnh. Bên cạnh đó, trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng có vai trò quan trọng, đồng thời với sự quan ngại trước vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc tại đây, chắc chắn sẽ thu hút sự can dự của Mỹ nhiều hơn vào khu vực này. Nếu như Tổng thống Trump đã củng cố được nhóm Bộ tứ - cơ chế tham vấn của Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia, thì giờ đây các nhà quan sát đang chờ đợi ông Biden đưa cơ chế này lên cấp độ tiếp theo.
Trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc, nhiều khả năng ông Biden sẽ vẫn tiếp tục lộ trình chính sách cứng rắn với Trung Quốc đã được tạo lập từ thời Tổng thống Trump trong 4 năm tới. Theo giới quan sát, để có thể quyết định được đường hướng quan hệ với Trung Quốc trong 4 năm sắp tới, ông Biden sẽ phải điểm lại xem trong 4 năm vừa qua, dưới chính quyền của Tổng thống Trump, Mỹ đã đạt được những gì khi mà Washington đã huy động toàn lực vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã bị tổn hại ít nhiều, nhưng cũng có một thực tế là với cách tiếp cận mang tính trừng phạt, hầu hết các mục tiêu mà Mỹ đặt ra đều không đạt được. Có thể thấy rõ điều đó qua cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Khi khởi phát thương chiến, mục tiêu của Mỹ là nhằm khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc và đưa công ăn việc làm về lại nước Mỹ. Tuy nhiên, những con số cho thấy, nếu như năm 2017, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375,6 tỷ USD thì 1 năm sau khi ông Trump vào Nhà Trắng (năm 2018), con số này đã tăng lên 419 tỷ USD. Sang năm 2019, khoản thâm hụt thương mại giảm xuống còn 346 tỷ USD (có nghĩa là vẫn gần tương đương với mức cũ) nhưng sang năm 2020, nó lại tăng trở lại. Có nghĩa là những biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ hầu như không có tác dụng gì.
Dù những biện pháp cứng rắn với Trung Quốc của người tiền nhiệm đặt chính quyền của ông Biden vào thế khó nhưng có nhiều khả năng chính quyền ông Biden sẽ không vội vã thay đổi những biện pháp ứng xử đối với Trung Quốc của Tổng thống Trump, bởi như thế có thể bị quy kết rằng “mềm yếu” với Bắc Kinh, điều mà phía ông Trump luôn cáo buộc ông Biden trong suốt chiến dịch tranh cử.
Ngoài ra, với riêng khu vực Đông Nam Á, đây được coi là một trong những khu vực trọng điểm mà chính quyền Mỹ đang muốn đẩy mạnh ảnh hưởng trong tương lai. Theo các nhà phân tích, dù ông Biden có thay đổi chính sách đối ngoại phù hợp với lợi ích của quốc gia, thì nhiều khả năng ông sẽ vẫn duy trì việc tập trung nguồn lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương và lấy Đông Nam Á làm chủ đạo.
Tin liên quan
Một năm đầy biến động của thế giới qua lăng kính của hãng AFP
09:10 | 27/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ ấn định lịch gặp đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Donald Trump sau bầu cử
08:16 | 10/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lô 500 xe Wuling Bingo đầu tiên đã được TMT Motors giao đến khách hàng
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics