Dòng vốn cho doanh nghiệp bắt đầu được khơi thông
Giải pháp nào khơi thông dòng vốn? | |
Nắn dòng vốn cho nền kinh tế |
Các đại biểu trao đổi tại toạ đàm |
TS Trần Du Lịch so sánh lượng tiền trong nền kinh tế giống như một hồ nước đầy, tức là nền kinh tế không hề thiếu tiền. Nhưng các doanh nghiệp lại như những thửa ruộng khô hạn, thiếu nước. Nguyên nhân là do các kênh dẫn nước từ hồ chứa sang ruộng đang bị tắc nghẽn. Do đó, hồ đầy nước nhưng ruộng vẫn khô hạn, tức tiền không thiếu nhưng doanh nghiệp vẫn “đói” vốn.
Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức nới room tín dụng cho những ngân hàng không chạy đua lãi suất, không tăng lãi suất cho vay, được tăng thêm 1,5%-2% tổng dư nợ. Như vậy, nước trong hồ sẽ chảy một phần qua ruộng để giải tỏa "hạn hán". Cùng với đó, nếu Tổ xử lý điểm nghẽn của thị trường bất động sản gỡ được thủ tục hành chính của những dự án, cũng tạo thêm kênh dẫn vốn tiếp theo.
TS Trần Du Lịch cũng cho rằng cần tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về cơ chế bù lãi suất 2% và những đối tượng có thể vay được. Đồng thời, có biện pháp chung tổng thể để phối hợp cả chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Đặc biệt, cần sớm sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phải xem trái phiếu doanh nghiệp là kênh rất quan trọng để nguồn vốn trung hạn cho các doanh nghiệp, đồng thời giảm đi gánh nặng vốn trung hạn cho các ngân hàng thương mại.
“Triển khai đồng bộ được những giải pháp đó thì dần dần nước trên hồ sẽ chảy xuống ruộng. Tôi tin, từ giờ trở đi sẽ bắt đầu có nước chảy vào ruộng nhiều hơn” – TS Trần Du Lịch.
Ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, sau những khó khăn của dịch Covid-19 trong năm 2021, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với tình hình lạm phát ở nhiều nước lớn, các chi phí đầu vào đều tăng cao, từ nguyên liệu, phụ liệu, bao vì, phí vận chuyển, tiền lương cho người lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, nhiều dây chuyền sản xuất bị đứt gãy, việc tuyển lao động mới khó khăn và phải tốn thêm chi phí đào tạo, trong khi năng suất lao động giảm… Các yếu tố này khiến cho giá thành sản phẩm tăng lên. Thêm nữa, tỷ giá tăng ảnh hưởng rất lớn tới chi phí nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. Do đó, các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn để cung ứng thực phẩm ra thị trường.
Với mùa Tết đang đến gần, các doanh nghiệp lương thực thực phẩm được yêu cầu phải đảm nguồn hàng phục vụ thị trường Tết. Theo đó, các doanh nghiệp dự kiến lượng hàng cung ứng tăng 15-20% so với cùng kỳ năm trước và giữ ổn định giá, duy trì chất lượng đồng thời có các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ nhà phân phối để bán hàng.
Từ thực tế đó cho thấy các doanh nghiệp đang rất cần vốn. “Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hỏa tốc cung ứng vốn cho nền kinh tế, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tiễn cần có độ trễ. Doanh nghiệp mong muốn có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn để sớm vượt qua khó khăn” – ông Dũng nhấn mạnh.
Tham dự tại toạ đàm, TS Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước cho biết, nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế không chỉ có vốn ngân hàng mà còn có các kênh trái phiếu, cổ phiếu. Ngành ngân hàng không thể mãi lo nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp vì ngân hàng cũng chính là doanh nghiệp. Trong khi 80% nguồn vốn của các ngân hàng là vốn ngắn hạn, 20% còn lại là vốn từ có và các nguồn vốn trung và dài hạn. Thế nhưng ngành ngân hàng đang cho vay trung và dài hạn chiếm trên 50%.
Theo TS Phạm Chí Quang, điều này dẫn tới 2 rủi ro lớn. Thứ nhất là rủi ro về thanh khoản và việc chi trả cho người gửi tiền nếu dòng tiền luân chuyển không tốt. Rủi ro thứ hai là về lãi suất. Cụ thể, lãi suất ngắn hạn biến động liên tục, trong khi lãi suất trung, dài hạn thường chỉ điều chỉnh 1 năm/lần.
NHNN cũng đã đưa ra rất nhiều quy định pháp luật, trong đó có tỷ lệ an toàn, tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với lộ trình dài cả 5 năm để các ngân hàng nắn chỉnh lại hoạt động của mình theo hướng bền vững hơn. Để ngân hàng thương mại thực hiện đúng chức năng của mình là cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Còn kênh vốn trung dài hạn cho nền kinh tế phải qua thị trường vốn, thị trường trái phiếu DN, thị trường cổ phiếu…
Mặc dù vậy, từ đầu năm đến nay, tín dụng vẫn là kênh dẫn vốn lớn nhất cho nền kinh tế với mức tăng trưởng tín dụng trên 12%, tương đương gần 1,4 triệu tỷ đồng đã được đưa vào nền kinh tế. Dù vậy vẫn chưa đủ vì nhu cầu của doanh nghiệp là rất lớn.
Do đó, NHNN một mặt vẫn nới room tín dụng. Theo đó, chỉ còn khoảng 3 tuần cuối tháng 12 để hệ thống ngân hàng giải ngân 300.000 - 400.000 tỷ đồng. Dù nhu cầu vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế rất lớn, nhưng tổ chức tín dụng phải cho vay trên các điều kiện, điều khoản, không thể hạ chuẩn… Vì tiền cho vay ra không phải là tiền của ngân hàng mà là từ huy động của người dân.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics