Doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nghiêm xuất xứ khi xuất hàng sang Mỹ
Các chuyên gia đang trao đổi tại hội thảo. Ảnh: T.H |
Tránh bài học từ thép
Chia sẻ những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung tác động đến doanh nghiệp Việt Nam, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và quản lý Fulbringht, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho biết: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á đều có sự suy giảm, tương tự về thương mại cũng ảnh hưởng. Nếu nhìn vào đầu tư, mức độ giảm trong 2 năm gần đây tại các nước châu Âu khá đáng kể, làm cho FDI toàn cầu giảm đến 13%...
Từ thực tế trên đã khiến mức độ lạc quan của DN cũng suy giảm. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, tình hình các DN ở Việt Nam lại ngược lại, DN do Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến, đồng thời mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ổn định.
Qua diễn biến của chiến tranh thương mại, TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng, từ chiến tranh thương mại đang chuyển dần sang chiến tranh công nghệ, Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc về công nghệ.
Ngay từ nửa cuối năm 2018, Trung Quốc đã “nếm mùi” tác động của cuộc chiến thương mại, với chỉ số mua hàng và tốc độ tăng trưởng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định đều giảm rõ rệt; GDP chỉ tăng 6,6% - mức thấp nhất kể từ năm 1990; giá cổ phiếu giảm mạnh, chỉ số chứng khoán Thượng Hải mất 25% trong năm 2018.
Nhận định về tác động của chiến tranh thương mại đối với Việt Nam, TS Tự Anh cho rằng, trong ngắn hạn, sẽ tăng xuất khẩu sang Mỹ, tuy nhiên không quá đột biến; giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả hàng quá cảnh.
Cụ thể trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu nội thất của Việt Nam từ Trung Quốc tăng 35%, xuất khẩu nội thất từ Việt Nam sang Mỹ tăng 35%; nhập khẩu hàng điện tử từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng 81%, nhưng xuất khẩu hàng điện tử từ Việt Nam sang Mỹ tăng 72%... Vấn đề này cần phải phân tích xem xét kỹ lưỡng để tránh bài học từ việc Mỹ áp thuế đối với mặt hàng thép của Việt Nam mới đây.
Về trung hạn, lợi ích lớn nhất của Việt Nam là Việt Nam có thể đón đầu làn sóng điều chỉnh đầu tư ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt trong các ngành máy móc thiết bị, cơ khí, điện - điện tử là những ngành bị trừng phạt nặng nhất. Tuy nhiên, cần đón đầu một số chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam, chứ không phải là một vài dự án đầu tư.
Hàng XK phải rõ ràng xuất xứ
Đặt ra câu hỏi “Made in Việt Nam- thậy hay không”, ông Nestor Sherbey chuyên gia của Liên minh tạo thuận lợi thương mại toàn cầu cho rằng, là người phụ trách về môi giới hải quan ở Hoa Kỳ ông cần đặt ra câu hỏi này trong bối cảnh ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Ông Nestor Sherbey lưu ý, có một điều rủi ro mà các DN Việt Nam phải thật thận trọng, đó là đối với những sản phẩm nông sản, thủy sản được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam và có xuất xứ từ Việt Nam, nhưng với những sản phẩm lắp ráp thường phải sử dụng một phần, hoặc nhiều cấu phần nhập khẩu từ các quốc gia khác, cần phải xem xét kỹ xuất xứ.
Hải quan Hoa Kỳ phải tự kiểm tra xuất xứ, chứ không nhất thiết chấp nhận 100% hồ sơ do DN xuất khẩu hàng xuất trình. Chính vì thế, các DN Việt Nam xuất khẩu hàng vào Hoa Kỳ phải công khai hàng hóa trong hồ sơ, nếu cung cấp không chính xác phải chịu trừng phạt thích đáng của Hải quan Hoa Kỳ, nếu lừa đảo trong việc tạm nhập tái xuất thì Hoa Kỳ sẽ có mức trừng phạt rất lớn.
Các Hiệp định đã ký kết đã được kí kết, hải quan hai nước sẽ thực thi nghiêm túc, Hiện nay, đối với các vụ hàng hóa đang bị điều tra, có đến 90% trường hợp liên quan đến việc chuyển hàng hóa hàng hóa từ Trung Quốc qua Thái Lan, sang Việt Nam rồi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhưng lại không ghi xuất xứ từ Trung Quốc. Những trường hợp này sẽ bị trừng phạt.
“Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ sẽ cảnh báo trên trang thông tin của tổ chức này. Các DN cần quan tâm và thực hiện cho nghiêm túc, tránh vi phạm và bị lợi dụng liên quan đến gian lận xuất xứ”- ông Nestor Sherbey.
Các chuyên gia cũng lưu ý, hàng hóa từ nước nào đi không có nghĩa là hàng hóa đó có xuất xứ từ nước đó, Hải quan Hoa Kỳ sẽ thu thập thông tin từ nhiều phía, kể cả có cuộc tổng điều tra đối với những lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ có nghi vấn về xuất xứ. Chẳng hạn như sản phẩm ván gỗ được phủ vernia nhập khẩu vào Hoa Kỳ, phán quyết của Hải quan yêu cầu điều tra hàng hóa này có phải là hàng có xuất xứ từ Việt Nam hay không? Bởi vì gỗ có từ Mỹ, đưa sang Trung Quốc sản xuất, sau đó chuyển sang cho công ty tại Việt Nam cắt ra sản xuất thành bàn ghế, thay đổi mã HS để xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Việt Nam vẫn nằm trong các quốc gia được ưu tiên nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nên các DN Việt Nam cần phải thực hiện nghiêm xuất xứ túc để hưởng lợi thế này.
Bà Magdalena Krakowiak, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Trung và Đông Âu tại Việt Nam cho rằng, ngoài ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, Hiệp định EVFTA cũng có tác động không nhỏ đến đến hoạt động thương mại, trong đó có Việt Nam. Ngay khi EVFTA được ký kết đã có tác động đến Việt Nam. Nên các DN cần tăng cường hoạt động với DN châu Âu, nhất là những sản phẩm mang lại giá trị thương mại lớn, có xuất xứ từ Việt Nam để hưởng các ưu đãi do EVFTA mang lại
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
20:16 | 04/11/2024 Thông báo
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK