Doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp “vượt sóng"
Doanh nghiệp đề xuất giải pháp tạo nguồn lao động có chất lượng | |
Loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp “dễ thở” trước khó khăn |
Hoạt động sản xuất tại nhà máy của Anmi Tools. Ảnh: H.Dịu |
Cạnh tranh bằng giá hợp lý
Vấn đề xung quanh các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2023 chủ yếu là những lo ngại về việc thiếu đơn hàng, thiếu dòng tiền xoay chuyển cho mùa vụ kinh doanh trong cả năm. Nỗi lo của doanh nghiệp đến từ những biến động không ngừng và đầy bất ngờ từ thị trường quốc tế, nhất là kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút trong khi đòi hỏi về chất lượng, yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM):
Tăng tốc cải thiện môi trường kinh doanh Khó khăn của nền kinh tế có thể tiếp tục kéo dài đến năm sau, song những giải pháp hiện nay vẫn chưa đủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, nền kinh tế cần tạo được một bước ngoặt bằng việc duy trì và tăng tốc cải thiện môi trường kinh doanh. Trong khó khăn thì doanh nghiệp càng trông đợi vào sự kiên trì đồng hành, nhất là thực hiện hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả từ phía Nhà nước. Ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham):
Thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp Chính phủ Việt Nam hành động nhanh chóng và quyết đoán trong thời kỳ khủng hoảng. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam mong đợi các biện pháp hiệu quả hơn trong nửa cuối năm nay. Những dấu hiệu rõ ràng từ Chính phủ về việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính sẽ thúc đẩy tinh thần cộng đồng doanh nghiệp. |
Chúng tôi đặt chân đến khu công nghiệp Phố Nối B, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên vào những ngày đầu hè. Khu công nghiệp vẫn hối hả theo tiến độ sản xuất, nhưng đâu đó đã có những nhà máy phải giảm giờ làm, giảm số lượng công nhân, phải cố gắng hết sức để duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống cho người lao động. Không chùn bước trước bối cảnh chung như vậy, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng vươn mình.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (Anmi Tools) chia sẻ, đa phần khách hàng đều có mức giảm đáng kể về đơn hàng nhưng doanh nghiệp vẫn giữ được đà phát triển ổn định với giải pháp cạnh tranh bằng giá hợp lý, không cạnh tranh bằng giá rẻ.
Giải thích cụ thể hơn, lãnh đạo Anmi Tools cho hay, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm có độ chính xác cao, giúp tăng năng suất và cũng giúp đưa sản phẩm về giá thành hợp lý. Song song với đó, Công ty cũng triển khai tìm hiểu, đàm phán với các đối tác cả mới và cũ, từ đó tư vấn, mang đến những giải pháp, sản phẩm hợp lý, giúp khách hàng hoạt động hiệu quả. Ông Phong nhận định, lĩnh vực cơ khí có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhất là sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc nên doanh nghiệp không thể cạnh tranh được về giá mà phải cạnh tranh bằng chất lượng, hiệu quả mang lại cho khách hàng.
Với chiến lược hoạt động như trên, năm 2023, Anmi Tools đặt mục tiêu doanh thu lên tới 350 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 260 tỷ đồng đạt được vào năm 2022, cùng với đó là tăng dần tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu. Mục tiêu mà Công ty này đưa ra là đến 2025, doanh thu đạt 700 tỷ đồng, xuất khẩu 20% tổng sản phẩm, đến 2030 tăng lên 3.000 tỷ đồng doanh thu và xuất khẩu 50% tổng sản phẩm. Hiện doanh nghiệp này đang là đối tác cung ứng sản phẩm cho nhiều khách hàng là các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI như Samsung, Toyota, Honda… và doanh nghiệp lớn trong nước.
Theo kết quả điều tra tại báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, có một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh và nhà cung cấp. Để khắc phục những khó khăn này, các doanh nghiệp phải chủ động, tìm mọi cơ hội để tăng khả năng liên kết, nâng cao chất lượng để tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng.
Tìm thế mạnh công nghệ
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu đang chuyển động mạnh theo tốc độ phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc lựa chọn “vũ khí” là công nghệ cho quá trình phục hồi và phát triển luôn cần thiết và cấp bách.
Chia sẻ về quá trình “lọt vào mắt xanh” của khách hàng, đại diện một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đồ nhựa gia dụng cho biết, doanh nghiệp phải đầu tư từ cơ sở sản xuất hiện đại cho đến đội ngũ lên ý tưởng thiết kế, in khuôn mẫu… Tất cả được gửi khách hàng kiểm duyệt, đạt tiêu chuẩn thì mới tiến hành sản xuất. Trong đó, khách hàng quốc tế đặt ra yêu cầu về đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ cao để giảm giá thành, rút ngắn thời gian sản xuất, giảm tỷ lệ lỗi hỏng… nên doanh nghiệp phải nỗ lực đáp ứng, vừa duy trì nguồn hàng vừa làm động lực cho những phát triển mạnh hơn sau này.
Tương tự, ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Á Châu cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công nghệ khi làm việc với đối tác trong nước và quốc tế. “Một khi công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị nghĩa là lúc nào cũng sẵn sàng nắm bắt cơ hội và đáp ứng những yêu cầu mà phía đối tác đặt ra”, vị Tổng giám đốc này chia sẻ.
Những ví dụ nêu trên cho thấy, không doanh nghiệp nào muốn lùi bước trước khó khăn mà đều nỗ lực, không ngừng thay đổi về tư duy, giải pháp, máy móc, nguồn nhân lực… để trụ vững và tiến lên. Trên thực tế, trong khó khăn thì vẫn có nhiều cơ hội, thách thức và áp lực từ nền kinh tế bên ngoài cũng chính là cách để tôi luyện bản lĩnh của mỗi doanh nhân trong hành trình tìm chỗ đứng trên thương trường.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn liên tục nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý. Chính phủ đã đưa ra nhiều chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương phải tích cực chủ động xử lý, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, về thủ tục hành chính, về tiếp cận vốn, về điều kiện kinh doanh, về thanh khoản ngân hàng, về chính sách tài khóa… để hỗ trợ doanh nghiệp. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành công điện yêu cầu tăng cường việc kiểm tra, chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập, tiêu cực để sớm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu, duy trì, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.
Cần cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Vinasme) cho rằng, để giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt khó, các cơ quan quản lý cần triển khai nhanh và hiệu quả hơn nữa các chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông đánh giá như thế nào về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện nay? Khi doanh nghiệp đang cố gắng vượt qua những khó khăn, khủng hoảng từ đại dịch Covid-19 thì lại tiếp tục phải hứng chịu những cú sốc mới từ kinh tế toàn cầu như cẳng thẳng địa chính trị, khủng hoảng năng lượng, bất ổn tài chính – ngân hàng, lạm phát tăng cao,... Bên cạnh đó, tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động khó lường, ảm đạm khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sụt giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang bị thiếu đơn hàng, thậm chí là không có đơn hàng nên phải hoạt động cầm chừng, sa thải nhiều lao động… Không những thế, các doanh nghiệp trong nước đối diện sức ép chi phí lớn khi giá cả hàng hóa, dịch vụ và lãi suất tăng, nên ảnh hưởng lớn đến doanh thu, lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30-40% để có dòng tiền hoạt động trở lại. Đặc biệt, những khó khăn này sẽ càng tác động mạnh tới khu vực doanh nghệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh do khu vực này còn mỏng về năng lực tài chính, trình độ, kinh nghiệm cũng như công nghệ, khách hàng. Minh chứng cho những khó khăn của doanh nghiệp là số lượng doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, phá sản trong những tháng đầu năm 2023 đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Theo ông, các doanh nghiệp đang cần hỗ trợ những gì để vượt qua khó khăn này? Rõ ràng, những khó khăn nêu trên khiến không ít doanh nghiệp đang phải loay hoay và rất chật vật để tìm được giải pháp phục hồi. Chẳng hạn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới thành lập đang gặp khó về tiếp cận nguồn vốn khi các thủ tục vay vốn còn đưa ra nhiều điều kiện gây khó cho doanh nghiệp. Trong khi đó, chương trình hỗ trợ tín dụng quan trọng cho doanh nghiệp là gói hỗ trợ lãi suất 2% triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại chưa được thực hiện hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng mong muốn cải thiện môi trường kinh doanh tích cực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp gồm các chi phí về thời gian, nhân lực... Đồng thời, những cải cách về thuế, hải quan, chế độ kế toán… cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng nên theo chiều hướng tạo thuận lợi cho riêng khu vực này. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm chi phí và thời gian để tiếp tục các dự án mở rộng đầu tư. Hơn nữa, theo các doanh nghiệp, nếu muốn có sự đột phá để vượt qua khó khăn thì phải thay đổi, tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tích cực áp dụng công nghệ số. Những vấn đề nêu trên cần giải pháp như thế nào từ các cơ quan quản lý, thưa ông? Như nhiều lần chúng tôi đã kiến nghị, đầu tiên là Quốc hội, Chính phủ cần sớm sửa đổi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hướng tới đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ với trọng tâm chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025. Các cơ quan quản lý cũng cần đưa ra những giải pháp, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hơn nữa, các cơ quan quản lý cần tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân trong nước mạnh dạn đầu tư thành lập các khu, cụm vườn ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về nguồn vốn, các ngân hàng có thể nghiên cứu, thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực hoặc dành riêng cho từng loại hình, quy mô doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần triển khai nhanh chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp gia tăng chất lượng và số lượng của cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, theo tôi, ngoài kênh ngân hàng, Nhà nước cần có cơ chế phát triển các quỹ đầu tư, quỹ đầu tư rủi ro để tiếp vốn kịp thời cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Do các quỹ đầu tư này thường chấp nhận khả năng rủi ro cao cũng như không áp các tiêu chuẩn tín dụng chặt chẽ như ngân hàng. Mới đây, điều đáng mừng là Chính phủ đã quyết định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023. Đây là sự hỗ trợ rất cần thiết, cho thấy những mong muốn của doanh nghiệp đã và đang được tiếp thu và thực hiện. Nhưng chính sách này thời gian tới nên tạo thêm cơ chế phù hợp hơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản cũng cần được đẩy mạnh. Về trung và dài hạn, Chính phủ cần quan tâm phát triển hơn nữa công nghiệp chế biến, chế tạo, giúp kinh tế trong nước chủ động hơn trong chuỗi cung ứng. Nhưng cùng với sự hỗ trợ này, các doanh nghiệp trong nước cũng phải thay đổi để nâng cao chất lượng, cơ cấu lại tổ chức hoạt động, tối ưu hóa chi phí, chiến lược kinh doanh bài bản… để nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, đủ tiềm lực đối đầu trước những khó khăn được dự báo còn kéo dài. Tôi tin tưởng rằng, các chính sách nêu trên được thực hiện hiệu quả thì kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm sẽ phát triển như kỳ vọng. Xin cảm ơn ông! Hương Dịu (thực hiện) |
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics