Doanh nghiệp nội chật vật tham gia thị trường M&A
Doanh nghiệp nội dần chủ động
Mới đây, một báo cáo của Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 cho biết, thị phần của DN nội vẫn rất khiêm tốn trong thị trường M&A. Đặc biệt, với các thương vụ có quy mô vừa và lớn (từ 20 - 100 triệu USD) thì nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Họ chiếm đa số trong danh sách các thương vụ có giá trị lớn.
Ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM- DN chuyên tư vấn các thương vụ M&A cho biết, các nhà đầu tư ngoại vẫn tiếp tục dẫn dắt thị trường M&A Việt Nam. Cụ thể, năm 2017, giá trị thương vụ do nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò bên mua chiếm tới 91,8%, trong khi nhà đầu tư trong nước mua chỉ thực hiện 8,2%. Tỷ trọng này đã có thay đổi sau 6 tháng đầu năm 2018 khi tỷ trọng các thương vụ do các DN Việt Nam thực hiện đã đạt 17,72%. Tuy nhiên giá trị của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tới 82,28%.
Những động thái gần đây của các nhà đầu tư nội cho thấy các nhà đầu tư nội ngày càng tỏ rõ vị thế và có chiến lược chủ động hơn. Những điển hình cho thực hiện chiến lược M&A chủ động của DN Việt Nam bao gồm Vingroup, Kido, Masan, Ree, Pan Group, FPT… Các DN này cũng chính là những DN xuất hiện với vai trò là người mua tích cực trong danh sách 100 thương vụ lớn của Việt Nam. Ở các DN quy mô nhỏ hơn, nhận thức về M&A, chiến lược định giá bán DN, chiến lược lựa chọn đối tác cũng đã thay đổi nhiều so với 10 năm trước.
Điển hình cho sự chủ động này là mới đây, tháng 7/2018, Tập đoàn FPT đã chi tới 30 triệu USD để thâu tóm Công ty tư vấn công nghệ Mỹ Intellinet Consulting (Intellinet). Theo đó, công ty này đã bán 90% cổ phần cho Tập đoàn FPT. Sự kết hợp này kỳ vọng có thể giúp FPT đẩy mạnh hoạt động tại thị trường Mỹ. Cũng là DN nội mua lại DN ngoại, tháng 7/2017, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. HCM. Trước đó, Tập đoàn Kido đã mua thành công 12,34 triệu cổ phiếu (chiếm 65%) của Công ty Dầu thực vật Tường An vào năm 2016, ước tính giá trị thương vụ lên tới 1.012 tỷ đồng. Ngay sau đó, tháng 5/2017, Tập đoàn này hoàn tất việc mua 27% cổ phần tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - Vocarimex nâng mức cổ phần của Kido lên 51%...
"Nếu như trước đây, hoạt động M&A chỉ có sự tham gia của DN nước ngoài thì hiện nay nhiều nhà đầu tư Việt tự mình dấn thân. DN Việt đã trở thành người mua chủ động trong các thương vụ", ông Đặng Xuân Minh nhận xét. Theo đó, không chỉ mua chủ động, nhiều DN Việt đã có chiến lược dùng M&A để tăng trưởng đột phá. Những cái tên có thể được kể đến như Kido, Vingroup, FPT, Viettel, Vinamilk... Các công ty này khéo léo sử dụng M&A để trở thành công ty tầm cao hơn so với các công ty khác. Khẳng định “đang có sự trỗi dậy rất mạnh của khối nội trong hoạt động M&A, đặc biệt là ở những DN lớn ", ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam nhận định “các DN trong nước sẽ là động lực chính để phát triển thị trường M&A, bên cạnh khối truyền thống là các nhà đầu tư ngoại”.
Cần hỗ trợ doanh nghiệp nội tham gia thương vụ lớn
Ở góc độ là người bán, các DN nội cũng đã và đang chủ động hơn trong việc tìm kiếm đối tác. Mới đây, chia sẻ tại Họp báo Diễn đàn M&A 2018, bà Hương Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Đại Phúc cho biết, hiện M&A bất động sản có nhiều thương vụ quy mô lớn và ngày càng tăng do nhu cầu về nhà ở, tốc độ đô thị hoá. Bản thân Đại Phúc Land hiện có 198 ha quỹ đất tại phía Đông Bắc TP.HCM và đang rất cần xây dựng các hạng mục như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu giải trí… để phục vụ cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, do vốn đầu tư khá lớn nên DN này đã chủ động mời gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc và một số nhà đầu tư khác cùng tham gia.
Thực tế cơ hội thì có, song thách thức và những khó khăn cho DN nội trong thị trường M&A cũng còn không ít. Để thu hút vốn từ các nhà đầu tư, chất lượng DN là điều quan trọng, tuy nhiên, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu MAF, chất lượng của DN Việt Nam còn yếu. Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các DN có quy mô lớn, tuy vậy vốn điều lệ của đa số các DN niêm yết tại Việt Nam mới ở mức 50-80 tỷ đồng, tương đương 2-4 triệu USD, vốn hóa khoảng 5-10 triệu USD. Nhiều DN nhỏ hơn và có sức cạnh tranh yếu, nên cũng không phải là đối tượng được quan tâm của các nhà đầu tư.
Ở phía DN bán, báo cáo tài chính và công bố thông tin chưa minh bạch, đây là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại. Hiện nay đa số DN Việt Nam vẫn còn hình thức kế toán hai sổ, điều này làm cho các nhà đầu tư e ngại về tính chính xác của các con số tài chính.
Chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thu hút vốn đầu tư cho DN, bà Hương Nguyễn cho hay, thủ tục để hợp tác đầu tư tại Việt Nam mất quá nhiều thời gian và thủ tục rườm rà, để hoàn tất thủ tục phải cần từ 12-18 tháng, thậm chí lâu hơn. Để được phê duyệt hồ sơ phải thông qua nhiều cấp, đây là một trong những vấn đề khiến các nhà đầu tư e ngại nhất. Do đó, đại diện DN này cho rằng, cần cơ chế hỗ trợ pháp lý hữu hiệu từ phía nhà nước cũng như các cơ quan hữu quan để thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn trong các thương vụ M&A.
Dưới góc độ người mua, nhiều ý kiến cho rằng, để chủ động hơn trong cuộc chiến giành thị phần với DN ngoại trong thị trường M&A, các DN nội cần phát huy những lợi thế của mình về khả năng am hiểu thị trường, văn hoá, đặc điểm tiêu dùng của người Việt, đồng thời đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh từ sức mạnh nội tại của DN, cải thiện công tác quản trị theo hướng minh bạch, hiệu quả. Về phía Chính phủ, cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư trong nước tham gia vào các thương vụ lớn như hỗ trợ vốn vay ngân hàng, ưu tiên về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong nước để thuận lợi cho các DN nội tham gia M&A.
Tin liên quan
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics