Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới
![]() |
Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo |
Thông tin trên được các chuyên gia lưu ý doanh nghiệp tại Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TP.HCM tổ chức ngày 28/4.
Chia sẻ với doanh nghiệp tại hội thảo, ông Trần Phú Lữ, Giám đốc ITPC cho biết, trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng do nhu cầu thế giới sụt giảm, giá nguyên liệu tăng, chi phí logistics cao và sự cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Vì vậy, doanh nghiệp cần đổi mới mô hình, tập trung vào thị trường tiềm năng như Halal để mở rộng xuất khẩu, đồng thời chủ động ứng phó với nguy cơ sụt giảm ở thị trường truyền thống.
Theo các báo cáo nghiên cứu, ngành công nghiệp Halal và thị trường sản phẩm Halal còn nhiều dư địa để khai thác. Dự báo đến năm 2030, tổng giá trị thị trường Halal, bao gồm thực phẩm và đồ uống (F&B) và các ngành hàng khác đạt 10 nghìn tỷ USD. Trong đó, riêng lĩnh vực F&B dự kiến đạt 5,91 nghìn tỷ USD vào năm 2033.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2025, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Indonesia đạt 4,2 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia đạt 1,4 tỷ USD tập trung vào các nhóm hàng chủ lực như: cà phê, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại, hàng dệt may, điện thoại và linh kiện,... Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nền kinh tế lớn của khối ASEAN.
Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới với hơn 280 triệu dân, trong đó phần lớn theo đạo Hồi. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đạt chuẩn Halal sang thị trường này. Tuy nhiên, các quy chuẩn Halal nghiêm ngặt, hệ thống chứng nhận phức tạp cũng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Văn phòng Chứng nhận Halal (HCA), cung cấp thông tin về các quy định bắt buộc đối với sản phẩm Halal tại Indonesia.
Theo đó, BPJPH – Cơ quan Quản lý Bảo đảm Sản phẩm Halal Indonesia – yêu cầu hầu hết hàng hóa nhập khẩu và kinh doanh tại Indonesia phải có chứng nhận Halal. Sản phẩm không đạt chuẩn phải ghi rõ “Non-Halal” trên bao bì. Theo Quy định số 42/2024 do Chính phủ Indonesia ban hành, lộ trình áp dụng dán nhãn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài sẽ do Bộ Tôn giáo Indonesia quy định (chậm nhất vào ngày 17/10/2026).
Về quy trình chứng nhận, doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký thông qua các tổ chức được BPJPH công nhận như HCA. Quy trình bao gồm đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực tế và cấp chứng nhận, với yêu cầu về giám sát viên Halal và Tiêu chuẩn SJPH số 20/2023. Sau khi có chứng nhận, doanh nghiệp cần đăng ký trên hệ thống SIHALAL của Indonesia và tuân thủ quy định ghi nhãn, trong đó có in logo Halal của BPJPH và HCA. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng cũng nhấn mạnh sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện.
Ông Agustaviano Sofjan, Tổng Lãnh sự Indonesia tại TPHCM nhận định, việc nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, tạo nền tảng để mở rộng hợp tác đa lĩnh vực giữa hai nước.
"Ngành công nghiệp Halal là trọng tâm hợp tác, không chỉ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Hồi giáo mà còn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng toàn cầu nhờ cam kết về chất lượng và an toàn. Indonesia, với vai trò là quốc gia Hồi giáo, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về tiêu chuẩn Halal, đồng thời kỳ vọng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, du lịch và dịch vụ tài chính Halal."- ông Agustaviano Sofjan khẳng định.
Bà Soneta Asmara, Lãnh sự phụ trách Kinh tế chia sẻ rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa suy giảm và chuỗi cung ứng bị phân mảnh, hợp tác song phương và liên kết khu vực chính là chìa khóa để các nền kinh tế vượt qua khó khăn và duy trì tăng trưởng.
Theo bà Soneta Asmara, Indonesia và Việt Nam đang trở thành động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng trong khu vực nhờ những điểm tương đồng như: dân số trẻ, đô thị hóa mạnh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải cách kinh tế và thu hút FDI hiệu quả. Cả hai nước đều hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời tập trung phát triển lĩnh vực chiến lược như sản xuất phương tiện di chuyển chạy bằng điện, năng lượng xanh và khu công nghệ cao.
Trong bối cảnh khó khăn và thách thức, việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt các thị trường giàu tiềm năng như Indonesia rất cần thiết. Qua hội thảo này nhằm cụ thể hóa định hướng hợp tác mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất khi chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào ngày 10/3/2025 vừa qua.
Tin liên quan

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"
21:22 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
17:07 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp khu công nghiệp chuyển hướng sang chiến lược linh hoạt
08:19 | 28/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%
14:13 | 26/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thế nào để xuất khẩu bền vững vào Nhật Bản?
11:54 | 25/06/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng vọt, nhưng vẫn lo ngại thuế đối ứng
14:17 | 24/06/2025 Xu hướng

Quy định mới về danh mục hàng hóa nhập khẩu với cư dân biên giới
10:26 | 24/06/2025 Xu hướng
Tin mới

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Bài 3: Hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu trong “vỏ bọc” bồn cầu, ghế sofa

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics