Facebook Twitter youtube Tiktok

Doanh nghiệp dệt may Việt bứt tốc trước thách thức thuế đối ứng

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu nhiều bất ổn, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực tăng tốc, tận dụng tối đa quãng thời gian 90 ngày “vàng” trước khi Mỹ áp thuế đối ứng mới đối với một số mặt hàng dệt may. Các doanh nghiệp lớn đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược sản xuất, tối ưu hóa dây chuyền và tăng cường năng lực giao hàng nhằm giữ vững thị phần tại thị trường chủ lực.
Hải quan Móng Cái: Hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mở rộng sản xuất Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
Sản xuất hàng dệt may XK tại Công ty PPJ.	 Ảnh: DN cung cấp
Việc Mỹ triển khai mức thuế đối ứng 10% trong 90 ngày tới buộc doanh nghiệp dệt may phải kịp thời thích ứng sản xuất

Tăng cường sản xuất, chuẩn hóa quy trình nhằm thích ứng bền vững

Theo thông tin từ Cục Hải quan, tính đến ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 10,58% so với cùng kỳ 2024, tương đương kim ngạch tăng 958 triệu USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này mới chỉ là kết quả bước đầu trong bối cảnh thách thức mới về thuế quan đang đè nặng.

Việc Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 10% trong vòng 90 ngày đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng nếu không muốn mất đơn hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, cho biết: “Chúng tôi coi đây là thời điểm chạy nước rút. Ngay từ đầu tháng 4, May 10 đã tăng ca, điều chỉnh lịch sản xuất, tối ưu hóa các chuyền may để đảm bảo tiến độ giao hàng sớm nhất cho các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ”.

Không riêng gì May 10, Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) cũng đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Hugaco, chia sẻ: “Hiện tại, đơn hàng vẫn đang tăng trưởng tốt, khoảng 10% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bài toán không chỉ là tăng đơn hàng mà còn phải đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng và đáp ứng thời gian giao hàng cực kỳ ngặt nghèo”.

Bên cạnh việc tăng tốc sản xuất trước mắt, nhiều doanh nghiệp đã nhìn xa hơn, chuẩn bị phương án đối phó với kịch bản dài hạn, khi các rào cản thương mại ngày càng trở nên phức tạp.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động SXKD quý I/2025, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã yêu cầu toàn bộ các đơn vị thành viên rà soát quy trình, đảm bảo hồ sơ xuất xứ đầy đủ, minh bạch. Việc chủ động chuẩn hóa sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ bị điều tra chống gian lận hoặc vướng vào các tranh chấp thương mại không đáng có.

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex, giai đoạn 90 ngày tới còn là phép thử khả năng phản ứng linh hoạt và năng lực vận hành hệ thống chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.

"Chúng tôi nhận định, doanh nghiệp nào nắm chắc quy trình, kiểm soát tốt nguyên phụ liệu và giao hàng đúng hẹn sẽ không chỉ giữ vững thị trường Mỹ mà còn có cơ hội mở rộng thêm thị phần ở các thị trường tiềm năng khác như Nhật Bản, EU", ông Trường phân tích.

Tận dụng xu hướng tiêu dùng xanh để củng cố vị thế

Một xu hướng không thể bỏ qua trong giai đoạn hiện tại là sự dịch chuyển mạnh mẽ của tiêu dùng toàn cầu về phía sản phẩm xanh, bền vững. Các nhà nhập khẩu lớn ngày càng yêu cầu cao về tiêu chuẩn môi trường, truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm xã hội.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng: “Các doanh nghiệp cần nhìn xa hơn. Không chỉ giao hàng nhanh mà còn phải đáp ứng yêu cầu xanh hóa, tuần hoàn nguyên liệu và phát triển bền vững. Ai đáp ứng được, người đó sẽ trụ lại lâu dài trên sân chơi quốc tế”.

Thực tế, một số doanh nghiệp lớn như Vinatex, May 10 hay Thành Công đã bắt đầu triển khai các dự án dệt may bền vững, xây dựng nhà máy đạt chứng nhận LEED, sử dụng nguyên liệu tái chế và tiết kiệm năng lượng. Đây là bước chuẩn bị chiến lược giúp ngành dệt may Việt Nam đón đầu xu thế thị trường, thay vì chỉ chạy theo đơn hàng ngắn hạn.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, ngành dệt may Việt Nam cần kết hợp linh hoạt giữa việc đẩy nhanh giao hàng trong ngắn hạn và nâng cấp toàn diện năng lực sản xuất theo hướng xanh, bền vững trong dài hạn.

Mặc dù áp lực không nhỏ, kỳ vọng chung vẫn hướng tới mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm 2025. Những nỗ lực tăng tốc hôm nay không chỉ là để đạt chỉ tiêu ngắn hạn, mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững và chủ động của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.

HOA BÙI

Tin liên quan

Việt Nam - Thái Lan ký kết hợp tác chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Việt Nam - Thái Lan ký kết hợp tác chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra chứng kiến Lễ trao Chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Tập đoàn Central Retail.
Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may

Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may

Bước sang quý cuối năm, các doanh nghiệp dệt may lo ngại đà tăng trưởng có thể chững lại khi sức mua toàn cầu suy yếu và các đàm phán thuế quan với Mỹ chưa có kết quả rõ ràng.
Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Chiều 13/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ và tham dự Chương trình đầu tư vào Hoa Kỳ “SelectUSA 2025”, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính) Đặng Ngọc Minh đã có buổi làm việc với bà Rebecca Burch - Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ về một số nội dung, trong đó có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Giải bài toán nghịch lý cá tra

Giải bài toán nghịch lý cá tra

Là một trong hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK) chủ lực, mỗi năm, hàng trăm nghìn tấn cá tra Việt Nam có mặt trên bàn ăn của người tiêu dùng ở hơn 140 quốc gia. Trong khi đó, cá tra vẫn chưa thật sự tìm được vị thế xứng đáng trên mâm cơm người tiêu dùng trong nước.
Giá tăng kỷ lục, xuất khẩu cà phê Việt thu về 3,8 tỷ USD

Giá tăng kỷ lục, xuất khẩu cà phê Việt thu về 3,8 tỷ USD

Dù lượng xuất khẩu giảm gần 10% nhưng nhờ giá cà phê tăng phi mã, ngành hàng này vẫn mang về 3,8 tỷ USD chỉ sau 4 tháng đầu năm 2025, mức cao nhất từ trước tới nay trong cùng kỳ.
Lúa Hè Thu vào vụ, giá đi ngang do xuất khẩu chững lại

Lúa Hè Thu vào vụ, giá đi ngang do xuất khẩu chững lại

Giá lúa tươi tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ khi nguồn cung Hè Thu bắt đầu tăng lên nhưng sức mua trong nước lẫn quốc tế vẫn thận trọng. Trong khi đó, xuất khẩu gạo dù tăng về lượng nhưng lại giảm mạnh về giá trị, đặt ra yêu cầu chuẩn hóa và đa dạng hóa thị trường cho gạo Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt chịu thuế 0,76% trong vụ điều tra sản phẩm đúc bằng sợi

Doanh nghiệp Việt chịu thuế 0,76% trong vụ điều tra sản phẩm đúc bằng sợi

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố kết luận sơ bộ trong vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia

Bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để xuất khẩu vào Australia

Sau quá trình đánh giá rủi ro kéo dài và nghiêm ngặt, Australia đã chính thức công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu. Đây được xem là bước tiến quan trọng giúp nông sản Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào một trong những thị trường có tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới.
Xuất khẩu sắt thép giảm tốc trong tháng 4, doanh nghiệp nội chủ động ứng phó

Xuất khẩu sắt thép giảm tốc trong tháng 4, doanh nghiệp nội chủ động ứng phó

Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam ghi nhận dấu hiệu chững lại trong tháng 4/2025 sau quý I tăng tốc mạnh mẽ, với sản lượng và kim ngạch đều giảm so với tháng trước.
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu xuất khẩu

Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu xuất khẩu

Kể từ sau khi Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 19/5/2024), xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam có xu hướng không ổn định, nhiều tháng sụt giảm liên tục.
Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 3 của Việt Nam, Brazil mở cửa thị trường cho cá tra và cho phép tái xuất khẩu cá rô phi sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Để đáp ứng các mục tiêu an toàn cũng như điều kiện về kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu, ngay từ đầu tháng 4, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã chủ động làm việc với cơ quan kiểm dịch thực vật các nước để tiến hành hoàn tất hồ sơ, kiểm tra thực tế đối với các cơ sở xử lý vải tươi (gồm 3 cơ sở xử lý chiếu xạ, 3 cơ sở xử lý xông hơi khử trùng) xuất khẩu.
Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Tại chương trình Café Doanh nhân HUBA lần thứ 82 với chủ đề “Kinh tế thế giới và Việt Nam 2025 – 2026 trong bối cảnh thuế quan mới của Mỹ” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng trao đổi về tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ và đề xuất giải pháp ứng phó cho doanh nghiệp Việt.
Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đang ghi nhận sự đột phá trong xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam.
Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, những tháng đầu năm 2025, xuất khẩu (XK) sầu riêng sang Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt khoảng 20% kế hoạch đề ra.
Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Ngày 9/5/2025, tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ: Sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Lào Cai phát hiện, xử lý 48 vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc

Lào Cai phát hiện, xử lý 48 vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đã thực hiện kiểm tra 54 lượt/vụ, phát hiện, xử lý 48 vụ vi phạm. Tổng giá trị xử lý trên 460 triệu đồng.
Triệt phá vụ vận chuyển pháo nổ xuyên quốc gia, thu giữ 1,5 tấn

Triệt phá vụ vận chuyển pháo nổ xuyên quốc gia, thu giữ 1,5 tấn

Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh Nghệ An) phát hiện 1 đường dây vận chuyển, buôn bán pháo nổ trái phép từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ.
Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

3.200 đôi dép sục nhựa có găn nhãn hiệu Crocs trên nhãn hàng hoá thể hiện dòng chữ “Made in Viet Nam”.
Hải quan khu vực IV phối hợp triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh

Hải quan khu vực IV phối hợp triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh

Trần Thị Len là đối tượng từng có tiền án phạm tội về ma túy. Chồng Len cũng đang thi hành án phạt tù về tội này.
Trao giải cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin"

Trao giải cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin"

Ngày 20/5/2025, Báo Thanh Niên phối hợp với Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Ngành điện miền Nam - 50 năm thắp sáng niềm tin”.
(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 198/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân,đáng chú ý là yêu cầu cơ chế thuế đơn giản đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/6/2025.
(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh...
(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro, theo chỉ dẫn phân luồng kiểm tra của Cục Hải quan và tuân thủ quy định.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
Phiên bản di động