Doanh nghiệp mong sớm “sống chung” an toàn với Covid-19
Doanh nghiệp mong ngày TPHCM nới lỏng giãn cách | |
Doanh nghiệp mong mở rộng các “vùng Xanh” để duy trì hoạt động sản xuất | |
Đại biểu Quốc hội: Phải có chiến lược “sống chung” với Covid-19 |
Khoanh vùng doanh nghiệp để đảm bảo an toàn
Phát biểu tại buổi toạ đàm có chủ đề “Tìm giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng và sống chung an toàn với Covid-19” do Tạp chí Vneconomy tổ chức ngày 10/9, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trong thời gian vừa qua, các khó khăn của doanh nghiệp không chỉ là của ngành may mặc, có những ngành sử dụng ít lao động, có ngành sử dụng lao động di chuyển thường xuyên. Ngành may mặc thường sử dụng rất nhiều lao động và hiện chúng tôi đang có quy mô 12.000 lao động tính cả liên doanh ở các tỉnh, TP khác. Chúng tôi đánh giá cao biện pháp “xác định không thể chống dịch tuyệt đối được, phải tìm cách sống chung nhưng vẫn đảm bảo an toàn”. Điều này đã mở ra nút gỡ cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Thân Đức Việt phân tích, về mặt thuận lợi, việc chúng ta sống chung với dịch là tất yếu, quan trọng là cách ứng xử. Thuận lợi lớn nhất theo tôi là về tư duy và tư tưởng. Từ góc độ truyền thông, có hay không việc chúng ta đã quá thổi phồng vấn đề, khiến cho tư duy của chính quyền địa phương và doanh nghiệp cũng như người dân bị ảnh hưởng. Tôi đồng ý chúng ta phải nghiêm ngặt để người dân không chủ quan, nhưng cũng không quá nghiêm trọng để dẫn tới hoảng loạn.
Thứ hai, chúng ta nên khoanh vùng các doanh nghiệp đảm bảo yếu tố an toàn để đảm bảo sản xuất. Như May 10 thì theo phương án "3 tại chỗ" có thể sản xuất được 50%, nhưng chi phí tăng gấp 5 lần, doanh thu giảm 1/2, không thể duy trì được. Về thực hiện “1 cung đường”, công nhân lại không thể qua được các chốt kiểm soát.
Thứ ba, nếu chúng ta giao trách nhiệm cho địa phương thì cũng nên giao trách nhiệm cho chính doanh nghiệp, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài. Chúng tôi cũng cho rằng mỗi người lao động là 1 chiến sĩ, mỗi doanh nghiệp là 1 pháo đài, nếu làm tốt, chúng tôi không chỉ duy trì kinh doanh mà còn chung tay chống dịch với cả nước.
Về mặt khó khăn, việc đầu tiên, đặc thù của May 10 là sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là nữ và phân tán ở 7 tỉnh: Quảng Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội,… Với câu chuyện như vậy, mỗi một tỉnh lại áp dụng giãn cách khác nhau, là câu chuyện lại khác nhau. Có địa phương mở, có nơi đóng, có nơi nửa đóng nửa mở, có nơi lãnh đạo doanh nghiệp phải viết cam kết chịu trách nhiệm nếu xảy ra ca nhiễm.
Nên khoanh vùng các doanh nghiệp đảm bảo yếu tố an toàn để đảm bảo sản xuất. Ảnh: H.Dịu |
Thay đổi phương án kinh doanh phù hợp
Còn theo ông Nguyễn Thanh Ngữ, Tổng Giám đốc Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa, về khó khăn hiện nay, chúng tôi đánh giá khó khăn lớn nhất là vấn đề tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa – logistics một cách có hệ thống tổng thể, chiến lược. Đây là mắt xích quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể thiết kế và ổn định sản xuất, đây cũng là vấn đề mà doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các ban ngành liên quan tập trung để quy định có hệ thống, đưa ứng dụng công nghệ vào để giải quyết nhanh chóng, bớt những thủ tục rườm rà không cần thiết từ thông quan tới di chuyển trên đường. Rõ ràng doanh nghiệp hoạt động không thể "3 tại chỗ" mãi được, cần phải luân chuyển hàng hóa, nên đây là khó khăn lớn nhất.
Khó khăn thứ hai là khả năng tiếp cận và tiến độ tiêm vắc xin. Ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi làm việc theo kế hoạch trước 1 năm, 18 tháng hay chiến lược dài hơi, tất cả những hợp đồng kí kết đều trên tinh thần này. Do vậy, doanh nghiệp không thể hoạt động theo cách hôm nay làm, mai không biết đóng cửa không. Hiện nay nguồn vắc xin và kế hoạch tiêm chủng tại các tỉnh thành như thế nào, mức độ ưu tiên ra sao, theo tôi cần giải quyết nhóm an sinh xã hội cho người dân để đảm bảo nhu cầu hàng hoá thiết yếu. Thứ nữa là an sinh cho doanh nghiệp, luồng hàng hóa lưu thông giống như mạch máu của doanh nghiệp, nên không thể đình trệ được.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Ngữ, trong bối cảnh dịch bệnh, toàn bộ doanh nghiệp đã thay đổi thích ứng với công nghệ, thiết nghĩ các cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh công nghệ để rút ngắn thủ tục. Hoạt động chính của chúng tôi đang đặt ở các tỉnh phía Nam- tâm dịch hiện nay, với chủ trương mới “sống chung với dịch”, là một cách nhìn đúng đắn và cởi mở. Để thích ứng với tinh thần này, bản thân Thành Thành Công - Biên Hòa cũng rà soát và điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh 2021-2022 để có cách tiếp cận phù hợp. Ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi phải tinh gọn hơn, tái cấu trúc trong suốt thời gian qua về phương thức làm việc, mô hình tổ chức, công tác sản xuất,… Cho tới giai đoạn hiện nay, chúng tôi có bộ máy tối giản, điều chỉnh lại các khoản đầu tư cho phù hợp với bối cảnh.
Về thay đổi phương thức kinh doanh, đây là điểm mấu chốt trong giai đoạn vừa rồi mà các doanh nghiệp đã thích ứng được. Chúng tôi đã điều chỉnh cơ cấu thị trường, trước đây chúng tôi tập trung vào thị trường nội địa, trong năm 2019-2020 chúng tôi nâng tỉ trọng xuất khẩu lên cao hơn để tận dụng được cơ hội của thị trường. Trong năm 2021, chúng tôi điều chỉnh lại cả thị trường nội địa, tập trung vào thị trường phía Bắc, tập trung vào các kênh hiện đại, thay đổi cách tiếp cận trong bán lẻ, toàn bộ thông qua công nghệ và phần mềm để tương tác với nhà phân phối. Từ đây, hàng hóa được tổ chức mạch lạc, nguồn cung được duy trì.
Tin liên quan
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics